Khu mậu dịch tự do thúc đẩy cộng đồng Đông Á

16/12/2009

AGROINFO - 25/10/2009 tại Hội nghị Đông Á lần thứ 4, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đề xuất: các nước trong khu vực phải bắt tay đối phó với những thách thức hiện nay như: khủng hoảng tài chính, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, nạn nghèo đói và dịch bệnh v.v… thúc đẩy kinh tế khu vực và xã hội phát triển bền vững ...

25/10/2009 tại Hội nghị Đông Á lần thứ 4, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đề xuất: các nước trong khu vực phải bắt tay đối phó với những thách thức hiện nay như: khủng hoảng tài chính, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, nạn nghèo đói và dịch bệnh v.v… thúc đẩy kinh tế khu vực và xã hội phát triển bền vững; nhằm đạt được sự đồng thuận, hợp tác sâu sắc, thành lập Cộng đồng Đông Á phát triển mạnh mẽ.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo đề xuất xây dựng mô hình hợp tác Đông Á theo hướng nhất thể hóa kinh tế. Xây dựng khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc với số dân 1,9 tỷ người, tổng sản phẩm quốc nội đạt gần 6.000 tỷ USD, kim ngạch thương mại đạt 4.500 tỷ USD và trở thành khu mậu dịch lớn nhất thế giới. Năm 2008, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc - ASEAN đạt 231,12 tỷ USD, tăng 13,9% so với 2008.

 
 ASEAN và Trung Quốc cùng hợp tác để phát triển. Ảnh minh họa: Internet


Mặc dù khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN sắp được hình thành, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề: về ngắn hạn có vấn đề thâm hụt thương mại của các nước ASEAN so với Trung Quốc. Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN là thị trường mở, thặng dư thương mại của Trung Quốc sẽ tăng, ASEAN lo ngại sản phẩm của Trung Quốc sau khi thâm nhập thị trường này sẽ đánh bật các doanh nghiệp trong nước vừa và nhỏ, tình trạng thất nghiệp tăng.

Phó Bí thư thường vụ Phòng thương mại Trung Quốc - ASEAN Hứa Ninh Ninh cho biết, trên nền tảng nhất thể hoá kinh tế, các sản phẩm của hai bên sẽ phát triển toàn diện. Mấy năm gần đây, mặc dù các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào ASEAN tăng mạnh, nhưng lượng tiền đầu tư của Trung Quốc tại ASEAN vẫn thấp hơn số tiền ASEAN đầu tư tại Trung Quốc rất nhiều, hơn nữa, các nước Đông Nam Á đều mong muốn nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào khu vực này.

Các chuyên gia nhận định, hợp tác kinh tế Trung Quốc - ASEAN sẽ không thể tách rời đồng nhân dân tệ (CNY). Trong quá trình thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế và thuận lợi hóa thương mại, sẽ dùng đồng CNY làm phương tiện thanh toán, đưa CNY trở thành đồng tiền thanh toán trong khu vực này. Tổng Giám đốc điều hành ngân hàng đầu tư Mỹ Marcus Lee phát biểu: Trong khuôn khổ hiệp định mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN, cần phải đẩy mạnh việc xây dựng thị trường tiền tệ xuyên quốc gia và bồi dưỡng thị trường tư bản.

Ngoài ra, sau khi khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN hình thành, 90% các sản phẩm của hai bên sẽ thực hiện “Phi thuế quan” thương mại, dịch vụ, đầu tư của hai bên sẽ càng thuận lợi. Giới chuyên gia nhận định, doanh nghiệp Trung Quốc phát triển thị trường ASEAN sẽ đối mặt với một loạt thách thức khó khăn.

Hiện nay, có không ít doanh nghiệp bắt đầu tận dụng nguyên tắc mậu dịch tự do để hưởng ưu đãi thuế quan, nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp lại chưa nhận thức đầy đủ về khu mậu dịch tự do, đặc biệt không nắm rõ giấy chứng nhận xuất xứ nguyên liệu địa phương. Chủ nhiệm bộ môn nghiên cứu quốc tế của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc ông Trương Ẩn Linh phát biểu: cần khuyến khích cơ chế trung gian tham gia dịch vụ Khu mậu dịch tự do, giúp đỡ doanh nghiệp trong vấn đề chứng nhận xuất xứ nguồn gốc cho các doanh nghiệp, từ đó nâng cao khả năng phục vụ của khu mậu dịch tự do.

 
Xem toàn văn tại đây 
 
Võ Nga (Trích bản tin chính sách Việt - Trung tháng 8/2009)


Võ Nga

Tin khác