Hộ chăn nuôi lợn tỉnh Nghệ An: Cần đòn bẩy để hội nhập

01/02/2010

AGROINFO - Sáng 28/1/2010, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An tổ chức tọa đàm “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông hộ chăn nuôi tỉnh Nghệ An trong điều kiện chuyển đổi kinh tế”.

Buổi tọa đàm thu hút đông đảo các đại biểu từ các Sở ban ngành và các hộ chăn nuôi, doanh nghiệp chăn nuôi tỉnh Nghệ An tham dự.

Tại buổi tọa đàm, ông Bùi Duy Hùng , Cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An đã trình bày tham luận “Chăn nuôi nhỏ và vừa ở Nghệ An - Thực trạng và giải pháp”.

Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 350 trang trại chăn nuôi. Trong đó có 90 trại chăn nuôi lợn, 32 trại chăn nuôi gia cầm, trên 200 trang trại chăn nuôi trâu bò. Năm 2009, xuất khẩu được 243 tấn thịt các loại, trị giá 641.500 USD. Báo cáo cũng đưa ra các kết quả về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, công tác chống dịch, và hoạt động môi trường chăn nuôi. Đánh giá về những tồn tại hiện nay của ngành chăn nuôi tỉnh Nghệ An, ông Lưu Vi Bình cho rằng tốc độ phát triển chăn nuôi còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh; dịch bệnh gia súc gia cầm còn chưa khống chế được, và sản phẩm chăn nuôi chưa trở thành hàng hóa lơn.

Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 350 trang trại chăn nuôi. Trong đó có 90 trại chăn nuôi lợn, 32 trại chăn nuôi gia cầm, trên 200 trang trại chăn nuôi trâu bò. Năm 2009, xuất khẩu được 243 tấn thịt các loại, trị giá 641.500 USD. Báo cáo cũng đưa ra các kết quả về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, công tác chống dịch, và hoạt động môi trường chăn nuôi. Đánh giá về những tồn tại hiện nay của ngành chăn nuôi tỉnh Nghệ An, ông Lưu Vi Bình cho rằng tốc độ phát triển chăn nuôi còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh; dịch bệnh gia súc gia cầm còn chưa khống chế được, và sản phẩm chăn nuôi chưa trở thành hàng hóa lớn.

Thạc sỹ Nguyễn Quế Nga: " Trong thời gian tới, chăn nuôi lợn vẫn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ"
Trong khuôn khổ tọa đàm, thạc sỹ Nguyễn Quế Nga- Chuyên viên thuộc Trung tâm tư vấn chinh sách nông nghiệp, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, trình bày về các kết quả dự án đã thực hiện tại Nghệ An. Bài trình bày đã đưa ra nhiều số liệu cụ thể về tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt của các nông hộ. Theo đó, hộ quy mô vừa và nhỏ thường phải mua giá thức ăn cao hơn hộ quy mô lớn, trung bình với mỗi kg lợn hơi, hộ quy mô nhỏ và vừa phải mua thức ăn cao hơn hộ quy mô lớn 1.440 VN đồng. Trong khi đó giá bán của các hộ này lại thấp hơn. Kết quả điều tra cho thấy bình quân mỗi kg lợn thịt, hộ chăn nuôi vừa và nhỏ phải bán giá thấp hơn giá của các hộ quy mô lớn là 2.800 VN đồng. Đánh giá về cơ hội cho người chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ, thạc sỹ Quế Nga cho rằng hiện nay nhu cầu về thịt lợn ngày càng tăng lên, đặc biệt là người dân có sở thích tiêu dùng thịt lợn sống, nhiều người có thói quen mua thịt tại các chợ cố định và chợ tạm. Về lợi thế cạnh tranh, chăn nuôi vừa và nhỏ sử dụng thức ăn tận dụng trong nông nghiệp, và có hiệu quả về mặt chi phí trên một kg lợn hơi thấp hơn trong một số trường hợp. Trong thời gian tới, chăn nuôi lợn vẫn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ. Đây cũng là nguồn cung thịt quan trọng trong tương lai.

Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề "vị trí của hộ chăn nuôi vừa và nhỏ trong sự phát triển của ngành chăn nuôi hiện tại và tương lai"
Tại buổi tọa đàm, những nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân cùng nhiều cán bộ địa phương, nhiều hộ nông dân đến từ nhiều huyện khác nhau trên địa bàn tỉnh đã có phiên thảo luận rất sôi nổi về thực trạng, khó khăn của các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại này. Khái quát về kết quả phiên thảo luận, TS. Lê Xuân Đình, trưởng ban kinh tế Tạp chí Cộng sản cho rằng: “ chăn nuôi vừa và nhỏ rất quan trọng, bởi 4 nguyên nhân chính. Thứ nhất, nó tạo điều kiện để tận thu sản phẩm phụ của trổng trọt. Thứ 2, có chi phí đầu tư rẻ, chỉ vài chục triệu làm trại, không mất đầu tư lao động. Thứ 3, tận dụng được lao động nhàn rỗi. Cuối cùng là chăn nuôi vừa và nhỏ có thể chủ động về thời điểm được giá để tập trung chăn nuôi lớn (lúc rẻ có thể chỉ chăn nuôi 10 con, nhưng khi được giá có thể tăng đàn 20 – 30 con)”.

Các đại biểu tích cực tham gia phiên thảo luận

Đề xuất các giải pháp, nhiều nông dân mong muốn được tiếp cận nhiều hơn với các thông tin về thị trường để không bị thương lái ép giá. Đặc biệt, các hộ nông dân mong muốn có nhiều hơn những biện pháp để tăng cường việc kiểm soát giá thức ăn chăn nuôi, phải có danh mục các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, danh mục các sản phẩm thức ăn chăn nuôi tiêu thụ tại địa phương. Các đại biểu cũng mong muốn địa phương có nhiều chính sách hỗ trợ hơn nữa cho công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Về các chính sách hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ quản lý, hiện nay các cán bộ thú y tại tỉnh Nghệ An chỉ được phụ cấp 200.000 – 300.000 đồng/ người/ xã. Đây là một mức trợ cấp rất thấp. Tại phiên trao đổi, những người tham gia cũng đề xuất kiến nghị việc tăng phụ cấp cho các cán bộ cấp cơ sở.

Bà Lucy Lapar - đại diện Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế ILRI
Đánh giá về thành công của buổi tọa đàm, bà Lucy Lapar, đại diện Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) cho rằng: “ Đây là một phản hồi tích cực từ phía Sở Nông nghiệp Nghệ An về dự án và chúng tôi cần phải nắm bắt cơ hội này để họ tạo điều kiện cho họ tiếp tục tham gia cùng chúng tôi trong việc đề ra các chính sách và hoạt động cụ thể mà sở Nông nghiệp Nghệ An có khả năng triển khai thực hiện”.

AGROINFO


Tin khác