Nghệ An: Tiếng nói từ cơ sở về vấn đề phát triển chăn nuôi lợn

27/02/2010

Đồng chí Cao Xuân Mai, Bí thư Đảng uỷ xã Diễn Nguyên - huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An cho biết:

“Chăn nuôi lợn ở xã chúng tôi chủ yếu theo hình thức hộ gia đình với quy mô nhỏ lẻ từ 2 – 15 con / chuồng. Tình trung bình hàng năm toàn xã xuất chuồng khoảng 20 ngàn tấn lợn hơi. Khó khăn lớn nhất mà người chăn nuôi ở đây gặp phải là khâu tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm - họ thường bị thương lái ép giá. Cùng với đó là việc, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ luôn phải mua con giống, thức ăn công nghiệp với giá cao hơn so với các trại nuôi tập trung lớn được mua với giá bán buôn. Chính vì vậy, trong những năm 2006, 2007 khi giá thức ăn chăn nuôi không có nhiều biến động thì phong trào chăn nuôi trong xã phát chiển rất mạnh. Nhưng bước sang năm 2008 và đặc biệt là năm 2009, khi giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục, nhiều hộ gia đình trong xã chúng tôi bỏ nuôi lợn. Lực lượng lao động chính trong xã nhiều người rời đia phương ra thành phố tìm kiếm việc làm như xây dựng, phụ hồ. Vì thế, đàn lợn xuất chuồng của xã trong năm 2009 ước tính giảm 1/3 so với những năm trước”.

Chăn nuôi lợn theo mô hình hộ gia đình ở xã Diễn Nguyên - huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An

Khi được hỏi: “Theo đồng chí, làm cách nào để khôi phục và phát triển đàn lợn của địa phương ?”. Bí thư xã Diễn Nguyên đề xuất ý kiến: “Theo tôi, những vùng có phong chào chăn nuôi phát triển manh thì nên xây dựng một nhà máy chế biến thịt hộp để đảm bảo đầu ra sản phẩm cho người nông dân. Tiếp đến là việc hỗ trợ vốn cho người chăn nuôi cần phải được đẩy mạnh hơn nữa, vì còn rất nhiều hộ nông dân thiếu vốn sản xuất. Song song với vấn đề về vốn là công tác tuyên truyền nhằm làm thay đổi nhận thức chăn nuôi theo phong trào, chạy theo giá cả thị trường ở người nông dân cũng cần phải đẩy mạnh và có tính liên tục. Một khi đã làm thay đổi nhận thức của người nông dân, những vấn đề vướng mắc còn lại, họ tự giác tham gia giải quyết. Tôi chỉ đơn cử hai việc: Một là việc xây hầm pi ô ga, năm 2001 cả xã chúng tôi chỉ có 3 nhà làm thì nay con số nây lên đến hơn 600 hầm, vì người dân nhận thấy làm việc này mang lại lợi ích cho họ cả về kinh tế (không phải mua chất đốt than, củi, ga công nghiệp) lẫn cảnh quan, môi trường sống của gia đình, làng xóm. Thứ hai là công tác tiêm phòng dịch bệnh cho vật nuôi, khoảng 5 năm về trước người dân không hợp tác với cán bộ thú y vì họ sợ khi tiêm thuốc vật nuôi của mình sẽ giảm tốc độ tăng trưởng, và khó bán, giảm giá thành, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình. Nhưng, sau một thời gian dài liên tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đến nay 80 % các hộ chăn nuôi lợn ở xã đã tự nguyện hợp tác với cán bộ thú y trong công tác tiêm phòng dịch bệnh”


Tìm hiểu thêm chúng tôi được biết, xã Diễn Nguyên có tất cả 3 bác sĩ làm công tác thú y phòng trống dịch bệnh. Một bác sĩ chính làm ở xã được trả lương 298 nghì đồng / tháng. Hai bác sĩ phụ trách ở thôn thì được hỗ trợ mỗi người 70 nghìn đồng / tháng. Và, nhằm đảm bảo chăn nuôi có lãi, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ của xã Diễn Nguyên có hình thức liên kết với nhau theo nhóm từ 10 -15 hộ gia đình. Việc liên kết nhóm cho phép họ mua được con giống và thức ăn với giá bán buôn, bởi họ mua với số lượng lớn rồi về chia nhau.

AGROINFO (Phạm Khánh thực hiện)


Tin khác