Nâng cao cạnh tranh của ngành cà phê robusta Việt Nam

11/10/2005

Để cung cấp thêm căn cứ khoa học, tham mưu cho lãnh đạo và các cơ quan chức năng trong Bộ lập chính sách và quản lý thị trường liên quan đến ngành hàng, năm 2002, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập nhóm chuyên gia ngành hàng trong khuôn khổ Dự án "Tăng cường năng lực thông tin phục vụ công tác hoạch định chính sách nông nghiệp với tài trợ của Bộ Ngoại giao Pháp. Các ngành hàng được lựa chọn gồm: lúa (gạo), chăn nuôi, rau quả, cà phê cao Su, Chè, hồ tiêu, điều, mía đường.

Báo cáo Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hàng cà phê Robusta Việt Nam" được viết dựa trên hai Báo cáo nghiên cứu chính. Báo cáo thứ nhất "Đánh giá ảnh hưởng của tự do hoá thương mại tới người trồng cà phê nghèo tỉnh Đăk Lăk là kết quả nghiên cứu hợp tác giữa nhóm nghiên cứu của Trung tâm tin học (ICARD), Oxfam Anh và Oxfam Hongkong năm 2002. Báo cáo thứ hai « Xác định khả năng cạnh tranh ngành hàng cà phê Robusta Việt Nam" do nhóm nghiên cứu của Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn phát triển bền vững (SDC) thực hiện với tài trợ của quĩ nghiên cứu MISPA năm 2003. Trong bối cảnh thị trường cà phê thế giới có lợi nhiều cho các tập đoàn cà phê đa quốc gia mà bất lợi hơn cho người sản xuất và tiêu dùng, ngành hàng cà phê Việt Nam lại chịu ảnh hưởng nặng nề do khủng hoảng giá giai đoạn 2000 - 2002, báo cáo này có thể cung cấp một số thông tin tham khảo giúp đánh giá hiện trạng và đề xuất những lựa chọn chính sách để nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê Robusta Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!


Tin khác