Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất cơ chế chính sách huy động nội lực từ người dân vùng miền núi phía Bắc tham gia xây dựng NTM

01/01/2010

Nguyễn Tiến Định

Tên đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất cơ chế chính sách huy động nội lực từ người dân vùng miền núi phía Bắc tham gia xây dựng NTM.
CNĐT: CN. Nguyễn Tiến Định
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Xác định được căn cứ khoa học nhằm đề xuất cơ chế chính sách huy động nội lực từ người dân vùng MNPB tham gia xây dựng nông thôn mới.
1) Tổng quan được một số lý luận và thực tiễn về huy động nội lực từ người dân vùng miền núi tham gia xây dựng nông thôn;
2) Tổng hợp và phân tích các cơ chế chính sách huy động nội lực từ người dân vùng MNPB tham gia xây dựng nông thôn 10 năm qua;
3) Xác định được những bài học kinh nghiệm về huy động nội lực từ người dân vùng MNPB tham gia xây dựng nông thôn;
4) Đề xuất cơ chế chính sách nhằm nâng cao khả năng huy động nội lực từ người dân vùng MNPB tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020
2. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan lí luận cơ bản cơ chế huy động người dân tham gia PTNT
- Thực trạng nông thôn miền núi và các nguyên tắc huy động nội lực người dân tham gia PTNT được quy định trong các chương trình/dự án
- Khảo sát cơ chế huy động nội lực từ người dân vùng miền núi phía Bắc tham gia xây dựng nông thôn
3. Phương pháp nghiên cứu
o Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiên chuyên gia thông qua tổng quan tài liệu, trao đổi trực tiếp.
o Tọa đàm, PRA với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, người dân nhằm trao đổi ý kiến.
o Phỏng vấn điều tra trực tiếp: Tổng số hộ điều tra tại 4 tỉnh là 188 hộ theo tình trạng kinh tế khác nhau (khá, giàu: 55 hộ; trung bình: 95 hộ; nghèo: 38 hộ).
o Tổ chức PRA với hộ nông dân nhằm thu thập ý kiến đánh giá của hộ về mức độ khó khăn, thuận lợi khi tham gia xây dựng nông thôn: 2 PRA/tỉnh * 4 tỉnh.
3.4. Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu tại vùng miền núi phía Bắc gồm 4 tỉnh: Tỉnh Điện Biên, Tỉnh Tuyên Quang,Tỉnh Bắc Kạn, Tỉnh Phú Thọ
4. Kết quả đạt được
- Đề tài đã lý luận cơ bản về cơ chế có sự tham gia và bài học kinh nghiệm huy động người dân tham gia xây dựng nông thôn và tổng quan một số kinh nghiệm về sự tham gia trên thế giới và ở Việt Nam
- Nghiên cứu các cơ chế huy động động người dân tham gia PTNT:
1. Cơ chế huy động sự tham gia của người dân vào các hoạt động PTNT được áp dụng rất khác nhau trong các dự án nghiên cứu. Các lĩnh vực tham gia và các yếu tố xác định mức độ tham gia được áp dụng bao gồm:
- Được tham gia vào các cuộc họp dự án (nhưng không được ra quyết định):
- Được tham gia vào quá trình ra quyết định:
- Tham gia thi công thực hiện (tham gia các công việc bằng ngày công lao dộng trực tiếp hoặc gián tiếp)
- Được tham gia vào giám sát dự án
- Được tham gia quản lí, duy tu và bảo dưỡng công trình.
2. Xét về hình thức, mức độ tham gia và hiệu quả tác động của sự tham gia, có một số cơ chế được đánh giá là tốt (như Việc phổ biến thông tin dự án đến toàn thể người dân trong cộng đồng trong các dự án NGOs, Sự tham vấn của đại diện cộng đồng trong thiết kế dự án ChildFund, Saemual Undong, Xây dựng tiêu chí chấm điểm đối với các nhà thầu cam kết sử dụng lao động địa phương dự án RIDP/IFAD ở Tuyên Quang ...) và một số cơ chế được đánh giá là chưa tốt (như Việc phổ biến thông tin dự án trong chương trình 135, Việc phát tiền cho người dân trong các cuộc họp để khuyến khích sự tham gia (dự án PLAN), Thiếu các quy định bắt buộc trong việc tổ chức họp dân để lấy ý kiến xác định công trình ưu tiên (khâu lập kế hoạch) trong chương trình 135...)
3. Tác động của sự tham gia đến chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng qua thực tế khảo sát bao gồm:
- Giảm chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Giảm chi phí đầu tư ngân sách:
- Sự tham gia tích cực của người dân vào việc bàn bạc và ra quyết định góp phần đảm bảo chất lượng công trình và phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân hơn..
4. Đóng góp của người dân cho xây dựng CSHT rất đa dạng và có sự khác nhau về hình thức đóng góp, mức độ đóng góp, tùy vào từng dự án, từng loại công trình, từng kiểu hộ và từng địa bàn.
Một số đề xuất chinh sách:
- Giao quyền cho cộng đồng quản lí và triển khai các hoạt động cấp thôn
- Thể chế hóa sự tham gia của người dân trong các khâu thực hiện dự án
- Đơn giản các thủ tục giải ngân, thanh quyết toán
- Xây dựng cơ chế huy động người dân đóng góp phù hợp
- Đẩy mạnh tuyên truyền vận động, phát huy vai trò chủ thể của người dân

Tin khác