Nghiên cứu hệ thống phân phối một số nông sản chính ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh

01/01/2009

Phạm Văn Hanh

Tên đề tài: Nghiên cứu hệ thống phân phối một số nông sản chính ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh
CNĐT: CN. Phạm Văn Hanh
1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống phân phối một ngành hàng số nông sản chính nhằm đánh giá thực trạng về tổ chức và năng lực của các nhà phân phối (bán buôn, bán lẻ) đối với các mặt hàng nông sản ở hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống phân phối.
- Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hệ thống phân phối nói chung và phân phối bán lẻ nói riêng đối với hàng hoá nông sản, thực phẩm và bài học kinh nghiệm.
- Đánh giá thực trạng, nhu cầu, năng lực tiêu thụ nông sản của các nhà phân phối ; điều kiện phát triển của hệ thống phân phối và nguyên nhân cản trở sự phát triển của hệ thống phân phối hàng hoá nông sản.
- Đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống phân phối hàng hóa nông sản và các giải pháp.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Tham vấn chuyên gia
- Phân tích tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Phỏng vấn bằng bảng hỏi cấu trúc
2.2. Phương pháp xử lý thông tin: Nghiên cứu đã sử dụng một số phần mềm và công cụ kỹ thuật chính như Excel, SPSS, Stata để xử lý thông tin sơ cấp thu thập được.
- Thống kê mô tả
- Phân tích tương quan
- Nghiên cứu trường hợp: Hệ thống phân phối của Vissan, Hapro.
3. Nội dung nghiên cứu
Lý luận chung về hệ thống phân phối hàng hóa
Khái quát tình hình phát triển hệ thống phân phối và các chính sách liên quan đến hệ thống phân phối tại Việt Nam hiện nay
Thực trạng hệ thống phân phối nông sản qua khảo sát tại Hà Nội và Tp. HCM
Đề xuất chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống phân phối nông sản tại HN và Tp.HCM
4. Kết luận
Hệ thống phân phối một số mặt hàng nông sản chính tại Hà Nội và TP.HCM trong thời gian vừa qua đã có bước phát triển mạnh mẽ về số lượng, chất lượng (hạ tầng và dịch vụ), phong phú về chủng loại, đang dần hoàn thiện về tổ chức và họat động nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Đối với kênh phân phối bán lẻ nông sản hiện nay, chợ truyền thống vẫn giữ vai trò quan trọng nhất chiếm ưu thế do quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít, thuận tiện bày bán các nông sản tươi sống, thói quen người tiêu dùng v.v.... Tuy vậy, theo xu hướng tiêu dùng hiện đại đang ngày càng phát triển, các siêu thị và chuỗi các cửa hàng bán lẻ (Vissan, VNF1, Hapro, G7Mart) cũng đang phát triển mạnh.
Thực trạng trình độ năng lực của cán bộ đang làm việc trong các kênh phân phối nông sản hiện nay có sự khác biệt rõ nét, nhưng nhìn chung đáp ứng được yêu cầu công việc.
Các cam kết WTO của Việt Nam về mở cửa thị trường bán lẻ trong nước đã có hiệu lực song rõ ràng, các doanh nghiệp muốn đầu tư, mở rộng lĩnh vực kinh doanh phân phối nhất là với loại hình siêu thị vẫn còn gặp nhiều trở ngại về mặt bằng, quy hoạch.
Với sự gia tăng xu hướng tiêu dùng hiện đại, siêu thị đang trở thành kênh phân phối hàng hóa nông sản quan trọng, trở thành mắt xích căn bản để thúc đẩy khả năng liên kết 4 nhà trong sản xuất nông sản hàng hóa.
Tuy vậy, năng lực thu mua hàng hóa nông sản của các nhà phân phối còn nhiều hạn chế do các nguyên nhân chủ quan và do khó tìm được nhà cung cấp có đủ năng lực thị trường. Hầu hết các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, hay các hộ kinh doanh nông sản tại chợ ĐMNS hiện nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong chuỗi phân phối. Nông sản do người nông dân sản xuất rất khó tiếp cận kênh phân phối hiện đại như siêu thị hay các cửa hàng chuyên doanh.
Sự liên kết giữa các thành viên (nông dân, người thu mua, bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng) trong hệ thống yếu. Điều này thể hiện ở sự khác biệt về giá còn cao giữa các vùng.
Đề xuất giải pháp:
- Giải pháp tăng cường khả năng liên kết, sản xuất theo hợp đồng
- Giải pháp đối với người sản xuất

Tin khác