Tình hình xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam năm 2023

22/01/2024

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12 ước đạt 5,2 tỷ đô la Mỹ, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2023 đạt 53,0 tỷ đô la Mỹ, giảm 1,2% so với năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 27,1 tỷ đô la Mỹ, tăng 18,8%; Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 515 triệu đô la Mỹ, tăng 26,2%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt 9,0 tỷ đô la Mỹ, giảm 17,8%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 14,4 tỷ đô la Mỹ, giảm 15,8%; Giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 2,0 tỷ đô la Mỹ, giảm 17,6%; Giá trị xuất khẩu muối đạt 5,9 triệu đô la Mỹ, tăng 22,1%.

Trong năm 2023, châu Á (thị phần 49,2%), châu Mỹ (thị phần 22,8%) và châu Âu (thị phần 10,1%) là các khu vực tiêu thụ nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Hai khu vực còn lại gồm châu Phi (chiếm 2,1%) và châu Đại Dương (chiếm 1,5%)3 có thị phần tương đối nhỏ. Ước tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2023 của Việt Nam tới các thị trường chính thuộc khu vực châu Á đạt 25,9 tỷ đô la Mỹ, tăng 7%; châu Mỹ đạt gần 12 tỷ đô la Mỹ, giảm 15,9%; châu Âu đạt 5,3 tỷ đô la Mỹ, giảm 12,2%; châu Phi đạt 1,1 tỷ đô la Mỹ, tăng 27,3%; châu Đại Dương đạt 791 triệu đô la Mỹ, giảm 12,6%.

Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong năm 2023. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 23,1%, tăng 17% so với năm 2022; xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 20,7%, giảm 16%; và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 7,4%, giảm 8,7%.

Xuất khẩu một số mặt hàng chính

- Cà phê:

Xuất khẩu cà phê trong tháng 12 ước đạt 190 nghìn tấn với giá trị đạt 538 triệu đô la Mỹ, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê năm 2023 đạt 1,6 triệu tấn và 4,2 tỷ đô la Mỹ, giảm 9,6% về khối lượng nhưng tăng 3,1% về giá trị so với năm 2022.

Giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2023 ước đạt 2.604 đô la Mỹ /tấn, tăng 14,1% so với năm 2022.

Đức, Italia và Nhật Bản là 3 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2023 với thị phần lần lượt 10,5%, 7,7%, 7,5%. Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất, thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê tăng mạnh nhất là Inđônêxia (gấp 2,1 lần), thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê giảm mạnh nhất là Bỉ (giảm 44,7%).

- Cao su:

Xuất khẩu cao su tháng 12 ước đạt 270 nghìn tấn với giá trị đạt 377 triệu đô la Mỹ, đưa tổng khối lượng giá trị xuất khẩu cao su năm 2023 đạt 2,1 triệu tấn và gần 2,9 tỷ đô la Mỹ, tương đương về khối lượng nhưng giảm 12,7% về giá trị so với năm 2022.

Giá cao su xuất khẩu bình quân năm 2023 ước đạt 1.350 đô la Mỹ /tấn, giảm 12,7% so với năm 2022.

Trong 11 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 78,1%, 5,5% 2,6%. Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất, giá trị xuất khẩu cao su giảm ở hầu hết các thị trường, trong đó thị trường có giá trị xuất khẩu giảm mạnh nhất là Srilanca (giảm 51,4%).

- Chè:

Khối lượng xuất khẩu chè tháng 12 ước đạt 15 nghìn tấn với giá trị đạt 26 triệu đô la Mỹ, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu chè năm 2023 đạt 121 nghìn tấn và 211 triệu đô la Mỹ, giảm 16,9% về khối lượng và giảm 10,9% về giá trị so với năm 2022.

Giá chè xuất khẩu bình quân năm 2023 ước đạt 1.737 đô la Mỹ /tấn, tăng 7,3% so với năm 2022.

Trong 11 tháng đầu năm 2023, Pakixtan (thị phần 39,2%), Đài Loan (thị phần 12%), và Nga (thị phần 5,4%) là 3 thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam. Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất, giá trị xuất khẩu chè tăng mạnh nhất ở thị trường Thổ Nhĩ Kỳ (gấp 5,4 lần) và giảm mạnh nhất ở thị trường Trung Quốc (giảm 42,3%).

- Gạo:

Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 12 ước đạt 650 nghìn tấn với giá trị 445 triệu đô la Mỹ, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo năm 2023 đạt 8,29 triệu tấn 4,8 tỷ đô la Mỹ, tăng 16,7% về khối lượng tăng 38,4% về giá trị so với năm 2022.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 12 tháng đầu năm 2023 ước đạt 577 đô la Mỹ/tấn, tăng 18,7% so với năm 2022.

Trong 11 tháng đầu năm 2023, Philippin thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 36,3%, đạt 2,87 triệu tấn và 1,57 tỷ đô la Mỹ, giảm 4,1% về khối lượng nhưng tăng 13,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất, thị trường có giá trị tăng mạnh nhất là Inđônêxia (gấp 18,2 lần). Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất là Bờ Biển Ngà (giảm 6,7%).

-                Rau quả:

Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 12 ước đạt 491 triệu đô la Mỹ, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả năm 2023 đạt 5,7 tỷ đô la Mỹ, tăng 69,2% so với năm 2022.

Trong 11 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về tiêu thụ hàng rau quả của Việt Nam với 65,5% thị phần, giá trị đạt 3,4 tỷ đô la Mỹ. Trong nhóm 15 thị trường lớn nhất, Trung Quốc cũng là thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh nhất (gấp 2,5 lần). Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả giảm mạnh nhất là Hồng Kông (giảm 39,2%).

-                Hạt điều:

Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 12 ước đạt 60 nghìn tấn với giá trị 327 triệu đô la Mỹ, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt điều năm 2023 đạt 641 nghìn tấn và 3,6 tỷ đô la Mỹ, tăng 23,4% về khối lượng và tăng 17,6% về giá trị so với năm 2022.

Giá hạt điều xuất khẩu bình quân năm 2023 ước đạt 5.659 đô la Mỹ /tấn, giảm 4,7% so với năm 2022.

Trong 11 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 24,6%, 18,3% và 9,8%. Giá trị xuất khẩu hạt điều tăng mạnh nhất ở các Tiểu vương quốc Arập Thống Nhất (tăng 60,1%), giảm mạnh nhất ở thị trường Israen (giảm 19,2%).

- Hạt tiêu:

Khối lượng hạt tiêu xuất khẩu tháng 12 năm 2023 ước đạt 21 nghìn tấn với giá trị 79 triệu đô la Mỹ, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt tiêu năm 2023 đạt 267 nghìn tấn và 912 triệu đô la Mỹ, tăng 16,6% về khối lượng nhưng giảm 6% về giá trị so với năm 2022.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân năm 2023 ước đạt 3.420 đô la Mỹ /tấn, giảm 19,4% so với năm 2022.

Trong 11 tháng đầu năm 2023, ba thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Ấn Độ và các Tiểu vương quốc Arập Thống Nhất với tổng thị phần là 33,3%. Giá trị xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh nhất tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 53,8%) và giảm mạnh nhất ở thị trường các Tiểu vương quốc Arập Thống Nhất (giảm 37,3%).

- Sắn và các sản phẩm từ sắn:

Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 12 năm 2023 ước đạt 290 nghìn tấn với giá trị 141 triệu đô la Mỹ, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu sắn các sản phẩm từ sắn năm 2023 đạt 2,96 triệu tấn 1,3 tỷ đô la Mỹ, giảm 9% về khối lượng và giảm 7,3% về giá trị so với năm 2022.

Giá xuất khẩu sắn các sản phẩm từ sắn bình quân năm 2023 ước đạt 441 đô la Mỹ /tấn, tăng 1,9% so với năm 2022.

Trong 11 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc thị trường tiêu thụ chính của mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 90,7% thị phần, giảm 6,7% về khối lượng và giảm 7,7% về giá trị so với năm 2022.

- Sản phẩm chăn nuôi:

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trong tháng 12 ước đạt 60 triệu đô la Mỹ, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi năm 2023 đạt 515 triệu đô la Mỹ, tăng 26,2% so với năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sữa sản phẩm sữa đạt 132 triệu đô la Mỹ, tăng 24,1%; xuất khẩu thịt phụ phẩm dạng thịt phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 157 triệu đô la Mỹ, tăng 36,3%.

- Thuỷ sản:

Giá trị xuất khẩu thủy sản trong tháng 12 ước đạt 750 triệu đô la Mỹ, đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2023 đạt 8,98 tỷ đô la Mỹ, giảm 17,8% so với năm 2022.

Trong 11 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam, chiếm 49,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Giá trị xuất khẩu thủy sản giảm ở hầu hết các thị trường chính, trong đó giảm mạnh nhất ở thị trường Canađa (giảm 41,4%). Philippin là thị trường lớn duy nhất có tiêu thụ thủy sản Việt Nam tăng, mức tăng là 20,3%.

- Gỗ và sản phẩm gỗ:

Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tháng 12 ước đạt 1,3 tỷ đô la Mỹ, đưa tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này năm 2023 đạt 13,4 tỷ đô la Mỹ, giảm 16,5% so với năm 2022.

Trong 11 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm tổng thị phần 79,4%. Thị trường giá trị xuất khẩu tăng mạnh nhất Ấn Độ (gấp 3,9 lần). Thị trường có giá trị xuất khẩu giảm mạnh nhất là Đức (giảm 47,9%).

 

 

Đỗ Văn Hảo, Ban Thị trường và Ngành hàng

 

 

 


Tin khác