Nhằm thể chế hoá đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc về nông nghiệp, qua đó duy trì sự phát triển ổn định bền vững nông nghiệp, bảo đảm quyền lợi nông dân, Quốc hội Trung Quốc đã soạn thảo và ban h
Trung Quốc là quốc gia nông nghiệp, nông dân chiếm đa số. Vì vậy, nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trung Quốc gọi tắt là “tam nông” đã trở thành vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Công cuộc cải cách mở cửa tiến hành sau Hội nghị Trung ương 3 Khoá XI ĐCS Trung Quốc cuối năm 1978 cũng được bắt đầu từ nông nghiệp. Thông qua việc tách rời quyền sở hữu và quyền kinh doanh, ruộng đất ở nông thôn tuy vẫn thuộc sở hữu tập thể, nhưng đã khoán cho nông dân sử dụng lâu dài, nông dân trở thành người sản xuất hàng hoá độc lập, tham gia cạnh tranh trên thị trường. Nhờ vậy, đời sống của nông dân đã trở nên no ấm và khá giả. Nhằm thể chế hoá đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc về nông nghiệp, qua đó duy trì sự phát triển ổn định bền vững nông nghiệp, bảo đảm quyền lợi nông dân, Quốc hội Trung Quốc đã soạn thảo và ban hành Luật nông nghiệp vào năm 1993, sau đó sửa đổi lại năm 2003.
Một số nhận xét rút ra từ việc nghiên cứu Luật nông nghiệp Trung Quốc
Một là, Luật nông nghiệp được soạn thảo và ban hành là nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ khi cải cách mở cửa, phát triển kinh tế thị trường nhất là hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, nông dân biến thành người sản xuất hàng hoá độc lập, tham gia cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Nông nghiệp, nông thôn và nông dân trở thành khu vự dễ bị tổ thương. Vì vậy, việc soạn thảo và ban hành Luật nông nghiệp một mặt nhằm duy trì sự phát triển ổn định của nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực; mặt khác góp phần bảo vệ lợi ích của nông dân, nhất là nông dân ở vùng sâu vùng xa.
Hai là, Luật nông nghiệp ra đời góp phần thực hiện phương châm “quản lý đất nước bằng pháp luật, xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa”.
Nhằm thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, từ Đại hội XV ĐCS Trung Quốc (1997), Trung Quốc đã nêu lên phương châm “quản lý đất nước bằng pháp luật, xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa”. Đồng thời Trung Quốc nêu lên mục tiêu phấn đấu năm 2010 cơ bản hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường.
Ba là, Luật nông nghiệp được sửa đổi và ban hành có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với dự phát triển nông nghiệp ở Trung Quốc hiện nay.
Biểu hiện cụ thể ở chỗ: thứ nhất, đây là sự thẻ chế hoá về mặt pháp luật các chủ trương chính sách của ĐCS Trung Quốc đối với nông nghiệp và công tác nông thôn; thứ hai, đây là sự bảo đảm pháp luật cho việc thực hiện mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả vào năm 2020; thứ ba, đây là một biểu hiện của việc xây dựng “văn minh chính trị” ở nông thôn
Bốn là, Luật nông nghiệp sửa đổi đã có tác động tích cực đến các chủ thể có liên quan.
Quyền lợi và các lợi ích hợp pháp của nông dân đã được bảo đảm bằng pháp luật, các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp cũng dựa vào luật để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, các cơ quan quản lý nhà nước dựa vào luật để tiến hành các hoạt động quản lý theo chức trách của mình.
Năm là, Luật nông nghiệp tuy vừa mới được sửa đổi, nhưng đã bộc lôk một số bất cập, chưa thể hiện được nhận thức mới của ĐCS Trung QUốc về “tam nông” như: chưa thể hiện được quan điểm “thành thị hỗ trợ nông thôn, công nghiệp chi viện cho nông nghiệp”, “cho nhiều thu ít”…Ngoài ra một số quy định của Luật còn mang tính mục tiêu chiến lược phát triển, chưa có quy định phân biệt giữa quy định của luật pháp với chiến lược phát triển về nông nghiệp nông thôn.
Một số bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể tham khảo
Một là, cần sơm ban hành Lụât nông nghiệp nhằm thể chế hoá về mặt nhà nước các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng đối với nông nghiệp nông thôn và nông dân.
Hai là, nội dung mà Luật nông nghiệp điều chỉnh cần có phạm vi rộng, bao quát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp, các quá trình trước, trong và sản xuất nông nghiệp, gắn nông nghiệp với kinh tế nông thôn, phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn, ….
Ba là, Luật nông nghiệp được soạn t hảo và ban h ành cần có tính khả thi. Muốn Luật chất lượng tốt thì quy trình và phương thức soạn thảo phải tốt, theo hướng mở rộng phạm vi tham gia của người dân, nhất là nông dân và những tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.
Tóm lại, là một quốc gia nông nghiệp và nông dân chiếm đa số, công cuộc đổi mới đất nước ngày càng đi vào chiều sâu. Vì vậy việc ban h ành Lụât nông nghiệp để bảo vệ khu viực đông dân cư và dễ bị tổn thương đã và đang đặt ra như một yêu cầu cấp thiết. Hơn nữa đây cũng là một nội dung quan trọng trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân như Đảng ta đã xác định.