Chính sách lương hưu cho nông dân Trung Quốc

17/11/2009

AGROINFO- Tiếp tục thực hiện chính sách Tam nông của Đảng Cộng sản, Chính phủ Trung Quốc đang chuẩn bị triển khai thí điểm “Bảo hiểm dưỡng lão cho người nông dân”, còn được gọi là “Chính sách lương hưu mới của người nông dân”.

Tháng 8-2009, những thông tin đầu tiên về kế hoạch của Chính phủ Trung Quốc được báo chí nước ngoài đăng tải, tạo ra nhiều luồng dư luận khác nhau. Đầu tháng 9-2009, Quốc Vụ viện Trung Quốc đã có văn bản hướng dẫn việc thực hiện thí điểm chính sách lương hưu mới cho nông dân tại một số địa phương. Chính sách lương hưu mới cho nông dân của Trung Quốc đang được xây dựng và  sẽ  được triển khai thí điểm từ tháng 10- 2009.

IPSARD giới thiệu ý kiến củaa Quốc Vụ Viện Trung Quốc chỉ đạo việc thực hiện chính sách này.

Ý KIẾN CỦA QUỐC VỤ VIỆN TRUNG QUỐC VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM LOẠI HÌNH MỚI VỀ  BẢO HIỂM DƯỠNG LÃO CHO NGƯỜI NÔNG DÂN

Chính phủ Trung Quốc quyết định, từ năm 2009 trở đi bắt  đầu triển khai loại hình mới về thí điểm bảo hiểm dưỡng lão cho người nông dân (sau đây gọi tắt là lương hưu mới của người nông dân). Công tác thí điểm hiện nay đề xuất mấy ý kiến chỉ đạo sau:

1. Nguyên tắc cơ bản

Thực hiện lương hưu mới của người nông dân là  nêu cao ngọn cờ vĩ đại Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, lấy lí luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng của Học thuyết Ba đại diện làm chủ đạo. Quá trình thực hiện chính sách nhằm thể hiện sâu rộng quan điểm phát triển khoa học, nhanh chóng thiết lập hệ thống an sinh xã hội của cư dân nông thôn và thành thị, từng bước giải quyết vấn đề lương hưu cho người nông dân.

Nguyên tắc cơ bản của việc thí điểm lương hưu mới cho người nông dân: đảm bảo về mặt cơ bản, bao phủ rộng, có tính đàn hồi linh hoạt, có tính bền vững”.

- Xuất phát từ thực tế, nông dân phát triển từ trình độ thấp, cho nên tiêu chuẩn tăng vốn và tiêu chuẩn đãi ngộ phải chấp nhận năng lực tương ứng với các mặt phát triển kinh tế.

- Cá nhân (gia đình), tập thể, chính phủ phân chia trách nhiệm hợp lí, quyền lợi và nghĩa vụ đi liền với nhau.

- Chính phủ chỉ đạo và nông dân tự nguyện phối hợp, hướng dẫn cư dân nông thôn tham gia bảo hiểm rộng rãi.

- Trung Ương quyết định nguyên tắc cơ bản và chính sách chủ yếu, địa phương đưa ra những biện pháp cụ thể, chính quyền địa phương thực hiện việc quản lý số người tham gia bảo hiểm.

2.    Mục tiêu nhiệm vụ

Chính sách này nhằm mục tiêu xây dựng chế độ lương hưu mới cho người nông dân, kết hợp giữa việc cá nhân đóng góp, tập thể và Chính phủ hỗ trợ. Chính phủ thực hiện sự kết hợp giữa tính toán chung của xã hội và tài khoản cá nhân, các giải pháp đồng bộ về chính sách an sinh xã hội như: cứu trợ xã hội, dưỡng lão gia đình, bảo hiểm đất đai v.v… đảm bảo người già nông thôn có cuộc sống cơ bản. Năm 2009, thí điểm 10% huyện (thành phố, xã) của cả nước, sau đó dần dần mở rộng phạm vi thí điểm, trước năm 2020 cơ bản thực hiện trên phạm vi cả nước.

3.     Phạm vi tham gia lương hưu cho người nông dân

Nông dân  đủ 16 tuổi (không bao gồm học sinh), không tham gia chương trình hưu trí cho công nhân viên chức thành thị  đều có quyền tham gia chính sách này.

4.  Tập trung ngân quỹ

Lương hưu mới cho người nông dân do cá nhân đóng góp, chính phủ và tập thể hỗ trợ.

- Cá nhân đóng góp. Nông dân tham gia phải chấp nhận quy định đóng góp phí bảo hiểm dưỡng lão. Tiêu chuẩn đóng góp hàng năm theo 5 cấp độ: 100 NDT, 200 NDT, 300 NDT, 400NDT, 500 NDT. Địa phương có thể căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương mình để đưa ra mức đóng góp thích hợp. Người tham gia tự do lựa chọn mức đóng phí, đóng nhiều hưởng nhiều. Nhà nước căn cứ vào các tình hình như mức tăng trưởng thu nhập ròng bình quân đầu người để điều chỉnh cấp độ đóng góp.

- Sự hỗ trợ của tập thể: Tập thể thôn có điều kiện phải tham gia đóng góp hỗ trợ lương hưu, tiêu chuẩn hỗ trợ do Ủy ban nông dân thôn tổ chức cuộc họp dân chủ thôn để quyết định. Khuyến khích các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội công ích khác tham gia đóng góp góp

-Sự đóng góp của Chính phủ Trung ương: Chính phủ chi trả quỹ lương hưu mới đối với người tham gia bảo hiểm có điều kiện lĩnh nhận phù hợp. Trong đó đối với khu vực  Miền Trung, Miền Tây, Tài chính trung ương dựa vào tiêu chuẩn quỹ dưỡng lão do Trung Ương quyết định dành cho sự hỗ trợ, đối với khu vực Miền Đông chỉ được hỗ trợ 50%.

- Chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương phải chi trả cho người tham gia chế độ bảo hiểm. Tiêu chuẩn chi trả không thấp hơn 30 NDT người/năm; trường hợp lựa chọn mức độ đóng góp cao, có thể dành những khuyến khích thích hợp, tiêu chuẩn biện pháp cụ thể do chính phủ nhân dân tỉnh (khu tự trị, thành phố trực thuộc) quyết định. Đối với người gặp khó khăn như người tàn tật, chính quyền địa phương sẽ trả một phần hoặc toàn bộ thuế của mức phí bảo hiểm dưỡng lão theo tiêu chuẩn thấp nhất.

5. Lập tài khoản cá nhân

Nhà nước lập tài khoản cá nhân về bảo hiểm dưỡng lão  đối với mỗi người khi tham gia chế độ lương hưu mới…. Cá nhân đóng góp, tập thể hỗ  trợ cùng với các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội công ích khác tham gia đóng góp, giúp chính quyền địa phương chi trả lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm.Tiền trong khoản cá nhân hiện nay hàng năm tham khảo cơ quan tiền tệ của ngân hàng nhân dân Trung Quốc công bố tỷ lệ lãi suất tiền gửi nhân dân tệ kỳ hạn một năm.

6. Chế độ đãi ngộ đối với lương hưu

Chế  độ đãi ngộ đối với lương hưu được cấu thành từ quỹ lương hưu cơ bản và  tài khoản cá nhân, chi trả trong suốt đời.

Tiêu chuẩn lương hưu cơ sở do TW quyết định là  55 NDT/ người/tháng. Chính quyền địa phương có  thể căn cứ tình hình thực tế để nâng tiêu chuẩn lương hưu. Đối với nông dân đóng góp lâu dài, có thể áp dụng hình thức tăng lương cơ  sở, chính quyền địa phương tăng khoản lương chi trả.

Tiêu chuẩn tính lương hàng tháng lấy tổng tiền mà tài khoản cá nhân có chia cho 139 (tương đương với hệ  số lương hưu của công nhân viên chức thành thị  hiện nay). Người tham gia bảo hiểm bị tử vong, số dư tiền lương trong tài khoản cá nhân, trừ đi phần tiền do chính phủ hỗ trợ, có thể được thừa kế theo luật pháp; phần tiền trừ đi do chính phủ hỗ trợ đó sẽ tiếp tục dùng để chi trả cho những người tham gia bảo hiểm khác.

7. Điều kiện lựa chọn chế độ đãi ngộ tiền lương hưu

Người già đủ 60 tuổi, không được hưởng chương trình hưu trí cho công nhân viên chức thành thị, có thể nhận lương hàng tháng.

Khi thực hiện chế độ lương hưu nông dân kiểu mới, người già đã đủ 60 tuổi, không được hưởng chương trình hưu trí cho công nhân viên chức thành thị, không phải đóng góp, có thể lĩnh lương hàng tháng, tuy nhiên con cái của họ sẽ phải có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm. Trường hợp nhận lương không đủ 15 năm, thì đóng phí theo năm, cũng cho phép trả sau, việc đóng phí không vượt quá 15 năm. Trường hợp nhận lương trên 15 năm, phải đóng phí theo năm, việc đóng phí không được ít hơn 15 năm.

Phải hướng dẫn nông dân trung niên, thanh niên tham gia đóng bảo hiểm, đóng dài hạn. Biện pháp cụ thể do chính phủ nhân dân tỉnh (xã, thành phố) quy định.

8. Điều chỉnh chế độ đãi ngộ

Nhà nước căn cứ vào sự phát triển kinh tế, sự thay đổi vật giá v.v… để có điều chỉnh tiêu chuẩn thấp nhất của lương hưu cơ bản cho người nông dân kiểu mới một cách thích hợp.

9. Việc quản lí lương cơ bản

Xây dựng kiện toàn chế độ tài chính kế toán về  quỹ lương cơ bản cho người nông dân.  Quỹ lương hưu được nhập vào quỹ tài chính đặc biệt về an sinh xã hội, thực hiện việc thu chi theo hai hướng: giữ tài chính và hạch toán độc lập, dựa vào các quy định liên quan thực hiện tăng giá trị bảo đảm trị giá. Giai đoạn thí điểm, mức lương cơ bản cho người nông dân tạm thời được thực hiện dưới sự quản lí của cấp huyện, cùng với việc mở rộng và đẩy mạnh thí điểm, từng bước cải thiện hệ thống cấp bậc quản lý. Địa phương có điều kiện có thể do cấp huyện trực tiếp quản lí.

10. Việc giám sát quỹ bảo hiểm

Ban ngành an sinh xã hội các cấp phải thực hiện trách nhiệm quản lí quỹ bảo hiểm nông dân, đưa ra chế  độ hoàn thiện việc quản lí các hạng mục nghiệp vụ về lương hưu nông dân, trình tự quy chuẩn nghiệp vụ, xây dựng kiện toàn chế độ kiểm soát nội bộ và chế độ đối chiếu kế toán quỹ lương hưu nông dân.

Cơ quan giám sát tiến hành kiểm tra định kỳ đối với việc thu quỹ, phát, cho vay quỹ, và định kỳ công bố thông tin về việc chi trả cũng như thu quỹ lương hưu cho người nông dân, công khai minh bạch, xã hội tăng cường kiểm tra. Ủy ban nhân dân thôn và cơ quan phụ trách lương hưu nông dân ở địa phương thí điểm hàng năm trong phạm vi hành chính thôn tiến hành công bố công khai những người đủ tư cách hưởng đãi ngộ và nhận lương hưu, chấp nhận sự giám sát của quần chúng.

11. Quản lí phục vụ

Khu vực triển khai thí điểm lương hưu nông dân, phải tích cực ghi lại việc đóng  phí tham gia bảo hiểm nông dân và chế độ đãi ngộ khi lĩnh lương, xây dựng văn bản tham gia bảo hiểm, lưu giữ được lâu dài; xây dựng hệ thống quản lý thông tin lương hưu nông dân thống nhất cả nước, nhập vào hệ thống quản lý thông tin an sinh xã hội xây dựng “Chương trình quỹ bảo hiểm”, và  cùng với hệ thống quản lý thông tin công dân khác thực hiện việc chia sẻ nguồn thông tin; phải ra sức phát triển thẻ an sinh xã hội.

Khu vực thí điểm cần dựa vào nguyên tắc tinh giản, gọn nhe, hòa nhập với nguồn dịch vụ xã hội nông thôn hiện có, tăng cường xây dựng năng lực giải quyết chế độ bảo hiểm nông dân, vận dụng phương thức quản lý hiện đại và phương thức phục vụ  mua bán nhà nước, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả công việc. Kinh phí công việc bảo hiểm lương hưu nông dân nhập vào ngân quỹ tài chính, không được chi trả từ quỹ lương này.

12. Kết hợp chế độ tương quan

Đối với các số địa phương đã triển khai loại hình lương hưu nông dân do lấy đóng góp của cá nhân làm chủ yếu (sau đây gọi tắt là lương hưu cũ), phải xử lý ổn thỏa vấn đề nợ lương hưu cũ, làm tốt kết hợp  với chế độ lương hưu mới. Tại khu vực thí điểm lương hưu mới, phàm là nông dân đủ 60 tuổi, đã tham gia đóng bảo hiểm theo chế độ lương hưu cũ đều có quyền hưởng chế độ lương hưu mới. Đối với nông dân đã tham gia đóng bảo hiểm cũ, chua đủ 60 tuổi thì chưa được nhận lương, nên thay tài khoản lương hưu cũ bằng tài khoản lương hưu mới, tiếp tục đóng phí theo tiêu chuẩn mức phí mới, phù hợp với quy định về hưởng thụ và chế độ đãi ngộ tương ứng.

Giải pháp kết hợp của các chế độ lương hưu khác như:  lương hưu mới của người nông dân và lương hưu của công nhân viên chức thành thị v.v… do Bộ Nhân lực An sinh xã hội và Bộ Tài chính ban hành. Bộ Nhân lực An sinh xã hội, Bộ Tài chính và ban ngành hữu quan nghiên cứu ban hành các biện pháp cụ thể  để làm tốt chế độ lương hưu mới.

Phải làm tốt công tác kết hợp đồng bộ của chế độ chính sách giữa chế độ lương hưu mới và chính sách khuyến khích đối với người dân phải di chuyển nơi ở do lấy đất làm hồ chứa nước, chính sách giúp đỡ gia đình nông dân sinh đẻ có kế hoạch, chế độ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người dân nông thôn v.v… Giải pháp cụ thể do Bộ Nhân lực An sinh xã hội, Bộ Tài chính và ban ngành hữu quan cùng nhau nghiên cứu đưa ra.

13. Đẩy mạnh tổ chức lãnh đạo

Quốc Vụ  Viện thành lập nhóm lãnh đạo công tác thí điểm lương hưu mới, nghiên cứu đưa ra chính sách liên quan và đốc thúc kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, tổng kết đánh giá công tác thí điểm, giải quyết vấn đề phát sinh trong công tác thí  điểm.

Chính quyền nhân dân địa phương các cấp phải bổ sung nhận thức ý nghĩa quan trọng về triển khai công tác thí điểm chương trình lương hưu mới cho người nông dân, đưa quy hoạch phát triển kinh tế xã  hội vùng và việc quản lý mục tiêu năm vào hệ  thống kiểm tra, tăng cường thiết thực tổ chức lãnh đạo. Sở ban ngành nhân lực an sinh xã hội các cấp phải thực hiện triệt để trách nhiệm của ngành chủ quản hành chính công tác lương hưu mới, cùng với ban ngành hữu quan làm tốt các công việc như: kế  hoạch chung  đưa ra chính sách, thống nhất quản lý về chế độ lương hưu mới. Khu vực thí điểm cũng phải lập tổ lãnh đạo công tác thí điểm, phụ trách công việc thí điểm ở địa phương mình.

14. Đưa ra biện pháp cụ thể và phương án thực hiện thí điểm

Chính quyền nhân dân tỉnh (khu tự trị, thành phố trực thuộc) phải căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của văn bản này, kết hợp với tình hình thực tế địa phương mình, đưa ra biện pháp thí điểm cụ thể, và gửi hồ sơ lên tổ lãnh đạo công tác thí điểm chương trình lương hưu mới cho nông dân của Quốc Vụ Viện. Trên cơ sở điều tra đầy đủ, luận chứng nhiều bên và tính toán cẩn thận phải đề xuất phương án thực hiện thí  điểm thiết thực nhất, yêu cầu lựa chọn khu vực thí  điểm, báo lên tổ lãnh đạo công tác thí điểm chế độ lương hưu nông dân mới của Quốc Vụ  Viện thẩm định. Phương án thực hiện thí điểm tại huyện (xã, thị trấn) thí điểm do chính phủ  nhân dân tỉnh (khu tự trị, thành phố trực thuộc) thực hiện sau khi đã phê chuẩn, và báo cáo lên tổ lãnh đạo công tác thí điểm chế độ lương hưu mới của Quốc Vụ Viện.

15. Làm tốt công tác tuyên truyền dư  luận

Lập chế  độ mới về lương hưu cho người nông dân là  thực hiện quán triệt quan điểm phát triển khoa học kỹ  thuật, đẩy nhanh thành quyết sách quan trọng về  hệ thống an sinh xã hội cho người dân nông thôn, thành thị. Đây chính là giải pháp nhằm đối phó với nguy cơ khủng hoảng toàn cầu, mở rộng nhu cầu tiêu dùng nội  địa, từng bước giảm cách biệt giữa nông thôn và  thành thị, thay đổi cơ cấu giữa nông thôn và  thành thị, thúc đẩy công trình cơ bản quan trọng về sự ngang bằng nhau về dịch vụ công cộng, thực hiện mở rộng dưỡng lão ở nông thôn, thúc đẩy gia đình hòa hợp, tăng thu nhập…

Khu vực và  ban ngành liên quan phải tuân theo định hướng đúng của dư luận, vận dụng phương thức tuyên truyền từ dễ đến khó, tăng cường tuyên truyền về ý nghĩa quan trọng của công tác thí điểm, nguyên tắc cơ bản, và các hạng mục của chính sách, đưa chính sách này vào lòng dân, hướng dẫn nông dân đúng độ tuổi tích cực tham gia đóng bảo hiểm.

Các địa phương phải chú ý nghiên cứu tình hình mới, vấn  đề mới phát sinh trong quá trình thí điểm, tích cực tìm tòi và tổng kết kinh nghiệm, biện pháp giải quyết các vấn đề mới, xử lý tốt mỗi quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn  định. Tình hình nghiêm trọng phải kịp thời báo cáo lên tổ lãnh đạo công tác thí điểm chế độ lương hưu mới của Quốc Vụ Viện.

IPSARD (Tài liệu được đăng tải để làm thông tin tham khảo chính sách. IPSARD không chịu trách nhiệm về việc sử dụng nguồn thông tin này với bất kỳ mục đích nào khác)


Tin khác