Lá cờ nhân văn đảm bảo an ninh lương thực.Vài năm gần đây, thế giới quan tâm hàng đầu tới an ninh lương thực bởi đây là vấn đề liên quan trực tiếp tới đảm bảo đời sống của người dân, đặc biệt các nhóm dễ tổn thương, và có hiệu ứng lan tỏa nhanh chóng trên diện rộng. Đối với Việt Nam, quốc gia sản xuất và xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới, đây vừa là thời điểm thể hiện trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế vừa là thời cơ giương cao ngọn cờ nhân văn, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới.
Ý nghĩa nỗ lực của Việt Nam trong giải quyết bài toán an ninh lương thực toàn cầu không nằm ở sản lượng, hay giá trị xuất khẩu mà với việc xây dựng và phát triển thành công các hình mẫu sản xuất nông nghiệp xanh - năng suất cao, chất lượng sạch, không riêng với cà phê mà cả gạo, thủy sản… , Việt Nam có khả năng chuyển giao các mô hình này cho các quốc gia đang phát triển tại Nam Á, châu Phi, từ đó nâng cao năng lực sản xuất lương thực toàn cầu. Mô hình của Việt Nam cũng sẽ tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật, thành tựu công nghệ từ các nền nông nghiệp tiên tiến như Australia, New Zealand, Israel, Hoa Kỳ để tiếp tục hoàn thiện, hướng tới sản phẩm có giá trị gia tăng cao và rồi tiếp tục nhân rộng trong các nền kinh tế chuyển đổi.
Vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra với mô hình phát triển nông nghiệp xanh của Việt Nam là mức độ bền vững. Nếu chỉ thuần túy tăng sản lượng bằng cải tiến phương pháp để canh tác được nhiều vụ hơn trong năm, thì cũng đồng nghĩa với việc bòn rút nhiều hơn độ màu mỡ của đất. Và như vậy, nếu thiếu các biện pháp hoàn thổ, chăm sóc trở lại cho đất canh tác, sẽ dẫn tới hoang hóa đất canh tác, thành quả tăng trưởng thiếu bền vững, thậm chí, có thể nảy sinh các vấn đề trầm trọng hơn. Vì vậy trong hình mẫu kinh tế nông nghiệp xanh của Việt Nam cần nhấn mạnh vào nền tảng kinh tế/thương mại vững chắc. Lợi nhuận kinh tế/thương mại được tạo ra sẽ quay trở lại đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, cũng như nâng cao điều kiện sinh hoạt, học tập, lao động của cộng đồng bản địa. Nhờ đó, hiệu suất kinh tế-xã hội của hình mẫu tiếp tục được gia tăng. Tiến trình này trở thành những vòng lặp liên tục tiếp nối, duy trì tăng trưởng ổn định của mô hình.Khu vực kinh tế nông nghiệp - trụ cột và động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu rộng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp toàn cầu, có nhiều tiềm năng trở thành nhân vật chủ chốt trong vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới. Trong tương lai, chiến lược nông nghiệp của Việt Nam không chỉ để giải quyết vấn đề tăng sản lượng lớn, tăng quy mô xuất khẩu mà quan trọng hơn, là phát triển nông nghiệp thành một ngành kinh tế chủ chốt, từ đó xây dựng nông nghiệp trở thành “quyền lực mềm”, ngọn cờ kinh tế, ngoại giao và môi trường trên trường quốc tế của Việt Nam.
Trong chiến lược phát triển kinh tế tổng thể, nông nghiệp là điểm bắt đầu để kích hoạt các khu vực phi nông nghiệp như công nghệ, tài chính, nghiên cứu-ứng dụng v.v.. Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng không giới hạn trong không gian nông nghiệp mà cần tiếp tục lan truyền sang nhiều khu vực kinh tế quốc dân.
Với những giá trị cạnh tranh về truyền thống thành công trong đổi mới sản xuất nông nghiệp, về trình độ tay nghề và óc sáng tạo của 75% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam hội đủ điều kiện để khai phá con đường phát triển cho riêng mình. Bắt đầu bằng việc học tập những bài học kinh nghiệm lịch sử từ và tiến hành các nghiên cứu khoa học xây dựng cơ sở lý luận, để triển khai xây dựng vùng Tây Nguyên thành hình mẫu kinh tế xanh, phát triển bền vững từ cộng đồng. Giá trị cốt lõi của hình mẫu phát triển này là ở chỗ đề cao tính nhân văn, và có khả năng nhân rộng không chỉ riêng cho Việt Nam mà cả các quốc gia đang phát triển tại châu Á, châu Phi.
Quan điểm trên hiện chưa chính thức trở thành chiến lược phát triển quốc gia của Việt Nam. Nhưng theo GS Timmer, giờ đã là thời điểm chín muồi để vận động thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi kinh tế theo hướng lấy phát triển nông nghiệp, nông thôn làm nền tảng.Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để xây dựng thành công hình mẫu phát triển kinh tế xanh – thuyết phục thế giới bằng thành tựu cụ thể và thu hút nguồn lực của thế giới
Việt Nam đang bước trên con đường thịnh vượng, và được thế giới đặc biệt chú ý tới như tấm gương cho các nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi. Trong 10 năm sắp tới để Việt Nam có thể đạt được nhiều thành tựu đáng kể hơn nữa, một trong những điều quan trọng là phải xây dựng thành công hình mẫu phát triển kinh tế xanh – thuyết phục thế giới bằng thành tựu cụ thể và thu hút nguồn lực của thế giới.
* Nền kinh tế nông nghiệp đặt nền móng trên thành tựu công nghệ và năng lực sáng tạo là mô hình lý tưởng.
Điều này Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm từ Israel. Trong năm 2011, Trung Nguyên sẽ tổ chức đoàn thăm quan của Việt Nam tới các trung tâm công nghệ và phát triển tư tưởng của Israel để học hỏi. Tuy nhiên, tính bền vững của mô hình chỉ được đảm bảo khi mô hình đó được thiết kế và vận hành bởi chính con người Việt Nam. Đó sẽ là một quá trình lâu dài đòi hỏi Việt Nam có một chiến lược tốt, một quyết tâm và kiên trì thực thi.
* Khái niệm mới về cà phê và kinh tế học cà phê.
Thế giới có hơn 2 tỷ người ưa chuộng và sử dụng cà phê mỗi ngày. Lực lượng đông đảo này thiếu những giá trị, tư tưởng và triết lý chung để gắn kết. Nói theo ngôn ngữ tôn giáo, cần một “giáo lý” cà phê đại đồng về tín ngưỡng, giới tính, đẳng cấp, quốc tịch… và đồng nhất ở hai giá trị cốt lõi: Cà phê là nguồn năng lượng mới của nền kinh tế tri thức sáng tạo; Hoạt động sáng tạo của nhân loại, được thúc đẩy bởi năng lượng cà phê.
Cà phê trở thành biểu tượng của sự cân bằng và hài hòa, của quá trình phát triển bền vững. Cà phê cho tới ngày nay mới chỉ được thế giới nhìn nhận như một thứ đồ uống, một hàng hóa nông nghiệp. Sản phẩm cà phê mới sẽ trình bày cà phê với thế giới dưới góc độ văn hóa, nghệ thuật, tư tưởng nhân văn và triết lý sống cao cả.
Trung Nguyên đã đi tiên phong trong nỗ lực chuẩn bị một địa điểm cụ thể để đón tiếp các “tín đồ” cà phê toàn cầu. Đó là Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột - thánh địa cà phê của thế giới. Trong nhiều năm, Trung Nguyên tích cực chuẩn bị cho dự án lớn này: Đá núi lửa được khai thác và tập hợp thành núi để xây dựng một biểu tượng, một Angkor Wat của tinh thần cà phê. Viện bảo tàng cà phê lớn nhất thế giới tại Đức đã được mua lại và chuyển về Việt Nam, đóng góp phần lõi của khu bảo tàng cà phê có quy mô lớn gấp năm lần. Không gian cà phê Buôn Ma Thuột còn là nơi cung cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng sang trọng, chăm sóc và phục hồi sức khỏe bằng bí quyết thảo dược truyền thống. Nơi đây đầy ắp năng lượng sáng tạo cho các nhà khoa học, giới nghiên cứu và người làm nghệ thuật.
Thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột đặt giữa lòng cộng đồng sẽ thu hút thế giới đến Việt Nam để chứng kiến diễn trình phát triển của cà phê, từ gieo trồng, canh tác đến thu hoạch, chế biến, và cảm nhận những giá trị nhân văn, tinh thần ẩn chứa trong hương vị cà phê độc đáo.
Có thể khẳng định khái niệm mới về cà phê và kinh tế học cà phê thực sự có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong quá trình chuyển đổi kinh tế nông nghiệp. (sau khi được nghe Tổng Giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ trình bày về khái niệm này, các vị giáo sư của trường Đại học Havard, đã đề nghị xây dựng “Cà phê học” thành một môn học chính thức trong chương trình đào tạo kinh tế và kinh doanh). Bắt đầu từ một loại cà phê có những phẩm chất đặc biệt, quá trình sáng tạo sẽ được kích hoạt. Những kết quả sáng tạo này sẽ quay trở lại phát triển sản xuất cà phê. Vòng lặp này cứ tiếp diễn và tiếp nối sẽ là một quá trình phát triển tích cực. Những thành tựu từ đó giúp cải tạo điều kiện sống và mang lại thịnh vượng lâu dài cho chính cộng đồng địa phương, nơi sản xuất cà phê.
Hình mẫu về khu sinh thái cà phê của Việt Nam
Công ty Cà phê Trung Nguyên đã đề xuất một dự án xây dựng 5.000 ha khu sinh thái cà phê đầu tiên trên vùng Tây Nguyên. Từ vận hành thành công, hình mẫu này sẽ được nhân rộng cho Việt Nam và các nền kinh tế đang phát triển, ứng dụng không chỉ riêng cho cà phê mà nhiều mặt hàng nông sản. Hạt nhân đảm bảo sự thành công và bền vững của hình mẫu này, cũng là điểm hấp dẫn của mô hình, nằm ở sức mạnh thương mại của cà phê. Những năm 1950, Ấn Độ từng đầu tư rất nhiều nguồn lực cho mô hình phát triển cộng đồng nhưng thiếu sự hỗ trợ của các kết quả nghiên cứu khoa học, không dựa trên căn cứ kinh tế nên đã thất bại.
Mô hình phát triển bền vững sinh thái cà phê của Việt Nam cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu để viết nên “câu chuyện cà phê Việt Nam”. Công thức thành công gồm ba yếu tố: (i) nguồn nguyên liệu tốt nhất thế giới, (ii) công nghệ tốt nhất thế giới, và (iii) bí quyết riêng tạo ra khác biệt hoàn toàn. Bên cạnh đó, GS. Timmer bổ sung hai yếu tố mang lại giá trị và đẳng cấp khác biệt cho mô hình cà phê mới, thuyết phục cả thế giới. Đó là (iv) giá trị văn hóa và truyền thống của cộng đồng bản địa trong sản phẩm, và (v) mô hình có khả năng đưa cộng đồng bản địa tham gia trực tiếp trong chuỗi giá trị toàn cầu.Liên kết và tập hợp nguồn lực toàn cầu.
Xây dựng vùng thánh địa cà phê đòi hỏi không chỉ ý chí quyết tâm, lòng kiên trì, mà cả nguồn lực vô cùng lớn. Tuy nhiên, tập hợp nguồn lực không quá khó. Mỗi người trong 2 tỷ người yêu cà phê toàn cầu chỉ cần đóng góp 1 USD để làm hiện hữu một thiên đường cà phê. Khi cùng đóng góp và chia sẻ nguồn lực vì một mục tiêu chung, nhiều vấn đề xung đột về kinh tế, chính trị, tôn giáo, sắc tộc… sẽ tự động được hóa giải.
***
GS. Peter Timmer đánh giá cà phê là hàng hóa nông nghiệp thích hợp nhất để Việt Nam khởi động quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp xanh và bền vững. Sáng kiến hình mẫu phát triển cà phê sinh thái xanh khởi nguồn từ Việt Nam (chứ không phải Brazil, Mexico hay Costarica), vừa tự tạo ra tiềm lực kinh tế vừa là sức hút tập hợp nguồn lực quốc tế cho phát triển hình mẫu kinh tế xanh bền vững của Việt Nam. Qua những việc làm cụ thể của Trung Nguyên trên thực địa và bằng các ấn phẩm giới thiệu ý tưởng sáng tạo về mô hình phát triển cộng đồng bền vững khởi nguồn từ cà phê thương phẩm đặc biệt của Việt Nam với thế giới, ông tin tưởng thế giới sẽ cùng với Việt Nam hiện thực hóa hình mẫu này.
Ngay sau buổi tọa đàm, về Mỹ, GS Timmer đã họp với các thành viên của Bill & Melinda Gates Foundation để xây dựng định hướng nghiên cứu chiến lược An ninh lương thực cho các quốc gia đang chuyển đổi và các giải pháp giải quyết tình trạng tụt hậu ở các nước Nam Á và châu Phi, trong đó có đề cương dự án: “Hình mẫu Cà phê mới”- nền tảng phát triển bền vững của cộng đồng trên nền tảng của ý tưởng, mô hình thủ phủ cà phê toàn cầu của Trung Nguyên. Đề cương của dự án này đã được GS gửi tới ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
GS. Timmer hiện là thành viên không thường trực của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (Center for Global Develoment – CGD).Trước khi gia nhập CGD, GS. Timmer là Hiệu trưởng trường Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Thái Bình Dương, thuộc Đại học San Diego; giáo sư tại các trường thuộc hệ thống Harvard, và Đại học Cornell và Stanford. GS. Timmer là chuyên gia hàng đầu thế giới về kinh tế nông nghiệp và kinh tế phát triển với số lượng lớn đóng góp nghiên cứu khoa học và uy tín quốc tế thông qua các hoạt động cố vấn chính sách phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực cho chính phủ các quốc gia Đông và Đông Nam Á. Năm 1992, GS. Timmer nhận Huân chương Danh dự cao nhất (Bingtang Jasa Utama) của Cộng hòa Indonesia, tôn vinh những đóng góp của ông cho chính sách an ninh lương thực của quốc gia này. GS. Timmer hiện đang cố vấn chiến lược hoạt động cho Bill & Melinda Gates Foundation trong hai lĩnh vực: phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực. GS. Timmer yêu mến và quan hệ gần gũi với nông nghiệp Việt Nam. Trong lần tới thăm Việt Nam vào năm 2008, GS. Timmer gặp gỡ nhiều vị lãnh đạo nông nghiệp Việt Nam, các nhà nghiên cứu và quy hoạch chính sách đầu ngành. Đây là thời điểm thế giới đối diện với khủng hoảng lương thực, thị trường gạo Việt Nam đang có nhiều biến động. GS. Timmer khi đó đã nhận định giá gạo tuy đang tăng cao nhưng sẽ nhanh chóng đảo chiều. Sau đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã thực hiện các điều chỉnh chính sách. Nhận lời mời của Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ, GS. Timmer có kế hoạch tham dự Hội thảo Cà phê Quốc tế tổ chức vào tháng 3-2011 tại Tây Nguyên, trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê hàng năm. Cùng với các cộng sự trong chương trình Sáng kiến Nghiên cứu Chính sách Lương thực và Nông nghiệp. |