Phát triển bền vững và thương mại nông sản quốc tế ở các nước Đông Nam Á

03/11/2005

Ngày 31 tháng 10 năm 2005, tại Sofitel Plaza, Hà nội diễn ra Hội nghị cấp cao lần thứ 36 của Uỷ ban Chính sách Thương mại nông sản và Lương thực Quốc tế (IPC) về “Phát triển bền vững và thương mại nông sản quốc tế ở các nước Đông Nam Á”.

Ngày 31 tháng 10 năm 2005, tại Sofitel Plaza, Hà nội diễn ra Hội nghị cấp cao lần thứ 36 của Uỷ ban Chính sách Thương mại nông sản và Lương thực Quốc tế (IPC) về “Phát triển bền vững và thương mại nông sản quốc tế ở các nước Đông Nam Á”.| Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam tại WTO khai mạc Hội nghị.
 
Trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và kết quả của vòng đàm phán Doha là vận hội hớn để các nước đang phát triển thực hiện quá trình thương mại hoá và phát triển kinh tế. Thông qua ASEAN và AFTA, Việt Nam đã thiết lập những mối quan hệ đối tác kinh tế mạnh mẽ trong cộng đồng các quốc gia Châu Á và những liên kết quốc tế khác. Phát biểu tại Hội nghị, Tiến Sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và PTNT đã nhấn mạnh thành tựu tăng trưởng thương mại hoá và vai trò ngày càng quan trọng của nó trong ngành nông nghiệp Việt Nam, thể hiện ở tỷ trọng ngày càng tăng của thương mại nông sản trong GDP nông nghiệp Việt Nam, 31% năm 1995, 35% năm 2001 và 38% năm 2003. Trong khi nông nghiệp Việt Nam phát triển nhanh chóng với quá trình thương mại hoá, nông thôn Việt Nam lại không đạt được như vậy. Tiến Sĩ Đặng Kim Sơn chỉ ra rằng rằng thu nhập bình quân lao động nông nghiệp của Việt Nam còn rất thấp, chỉ đạt 348 USD/năm, còn hơn 50% dân số Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và có tới 75% dân số sống ở nông thôn. Tại hội nghị, Ông đưa ra những đánh giá cụ thể về khả năng cạnh tranh của một số nông sản và khuyến nghị một số chính sách mới để tăng cường hơn nữa năng lực cạnh tranh nông nghiệp Việt Nam. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ không trông đợi nhiều vào những lợi thế cạnh tranh mang tính tự nhiên, mà sẽ tập trung phát triển nông nghiệp về mặt giá trị, chứ không chỉ số lượng. “Chúng tôi tin tưởng rằng, trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế, nông nghiệp sẽ tiếp tục phát triển và nông thôn Việt Nam sẽ phát triển theo, người nông dân Việt Nam sẽ hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hoá”, Tiến Sĩ Đặng Kim Sơn kết luận tại Hội nghị.


Tin khác

©2020 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: viencscl@ipsard.gov.vn
Số giấy phép 234/GP-BC