Xuất khẩu gạo của Thái Lan vào thời điểm này chậm là do lũ lụt và tác động của giá gạo đồ được bán tại Ấn Độ với giá 120 USD/tấn, rẻ hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan.
Bà Korbsook Iamsuri, chủ tịch của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, cho biết: gạo đồ Thái Lan được giao dịch khoảng 580 – 590 USD/tấn, trong khi gạo của Ấn Độ lại được bán với mức 450 – 455 USD/tấn, đã gây sức ép lên giá gạo Thái Lan theo cách tương tự mà Việt Nam đã thực hiện trước đó.
Các nước xuất khẩu gạo khác như Brazil, Uruguay, Pakistan và Myanmar cũng trở nên tích cực hơn.
Ấn Độ, nhà sản xuất gạo lớn thứ hai thế giới có thể bán được 2.000.000 tấn trong những tháng tiếp theo, trước khi người mua tại châu Phi đi tìm kiếm nguồn cung cấp rẻ hơn thay thế Thái Lan đang bị lũ lụt.
“Xuất khẩu Ấn Độ đã ký hợp đồng vận chuyển khoảng 800.000 tấn sau khi Chính phủ hủy bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu trong tháng cuối cùng.” – Prem Garg, Giám đốc quản lý của Shri Lal Mahal Ltd, một nước xuất khẩu gạo nói trên Bloomberg News.
Người mua hàng từ các nước châu Phi đã ký các hợp đồng nhập khẩu gạo Ấn Độ với các mức giá cả khác nhau, từ 350 USD – 500 USD/tấn. Ông nói thêm.
Bà Korbsook cho biết rất nhiều đơn hàng lớn để giao trong năm nay như Indonesia 100.000 tấn để hoàn thành đơn đặt hàng cashc đây 2 tuần trong một cuộc đấu giá. Indonesia trước đó đã hủy bỏ một cuộc bán đấu giá để mua 70.000 tấn gạo sau khi Tổ chức Public Warehouse của Thái Lan không có biên bản ghi nhớ bán 300.000 tấn gạo.
Tuy nhiên, Philippines cho biết sẽ bắt đầu nhập khẩu gạo trở lại vào đầu năm tới.
Bà Korbsook cho biết, bà không thể dự đoán được Thái Lan sẽ có thể xuất khẩu 11 triệu tấn gạo trong năm nay hay không khi lũ lụt đã tác động nặng nề vào hệ thống hậu cần, xay xát và xuất khẩu.
Cho đến nay, Thái Lan đã xuất khẩu 9,44 triệu tấn gạo, tăng 43,8% so với cùng kỳ năm ngoái, với giá trị 5,5 tỷ USD, tăng 43%.
Bà cho biết, giá gạo trắng của Thái Lan vẫn ổn định ở mức 590 USD/tấn nhưng chỉ có một lượng nhỏ được cam kết theo chương trình thế chấp của Chính phủ. Bà dự đoán, sẽ không thiếu gạo bởi vì khi xay xát và xuất khẩu đã “thả” khoảng 3 triệu tấn tỏng khi Chính phủ cũng có một kho dự trữ lớn.
Bà kêu gọi chính phủ xem xét vì rất cần thiết để chi tiêu 430 tr baht vào chương trình thế chấp gạo như tài trợ một nguồn ngân sách lớn để phục hồi lại xuất khẩu. “Chính phủ cần thiết lập và ưu tiên việc đó”, bà nói.
Phó Bộ trưởng Thương mại Poom Sarapol ước tính rằng, chương trình thế chấp gạo đã thu hoạch được khoảng 50.000 tấn, và ước tính chỉ đạt 1.000.000 tấn trong tháng này.