Đánh gía thực trạng thu hồi và đền bù đất nông nghiệp: Nghiên cứu tình huống tại Bắc Ninh, Quảng Ngãi và Bình Dương

01/01/2011

Nguyễn Lệ Hoa

Tên đề tài: Đánh gía thực trạng thu hồi và đền bù đất nông nghiệp: Nghiên cứu tình huống tại Bắc Ninh, Quảng Ngãi và Bình Dương
CNĐT: Ths. Nguyễn Lệ Hoa
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính: Đánh giá thực trạng thu hồi và đền bù đất nông nghiệp nhằm đề xuất giải pháp chính sách đảm bảo duy trì sinh kế bền vững cho nông dân bị thu hồi đất thông qua nghiên cứu tình huống tại các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ngãi và Bình Dương.
Mục tiêu cụ thể:
- Rà soát chính sách và thực trạng thu hồi và đền bù đất nông nghiệp tại Việt Nam
- Đánh giá tác động của việc thu hồi và đền bù đất nông nghiệp đến sinh kế của người dân bị thu hồi đất thông qua các nghiên cứu tình huống tại các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ngãi và Bình Dương.
- Đề xuất giải pháp chính sách đảm bảo duy trì sinh kế bền vững cho nông dân bị thu hồi đất tại Việt Nam.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa:
- Phỏng vấn bằng bảng hỏi in sẵn:
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
- Tham vấn ý kiến các chuyên gia
3. Nội dung nghiên cứu
Các chính sách thu hồi, đền bù đất nông nghiệp hiện nay có đảm bảo sinh kế cho người dân bị thu hồi đất?
Những vướng mắc trong việc triển khai thu hồi, đền bù đất nông nghiệp và chuyển đổi sinh kế cho người dân bị thu hồi đất là gì? Có những giải pháp nào nhằm tháo gỡ những vướng mắc đó?
Cần có những giải pháp chính sách nào để đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân bị thu hồi đất?
4. Kết quả nghiên cứu
Qua việc phân tích chính sách và thực tiễn thực hiện tại các địa bàn nghiên cứu, đề tài đưa ra một số kết luận chính như sau:
1. Hệ thống văn bản pháp luật về thu hồi, đền bù và hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất đã dần dần được hoàn thiện theo hướng có lợi cho người dân. Nhìn chung, các văn bản luật và dưới luật đã có những quy định cụ thể về các trường hợp thu hồi đất và những quy định về bồi thường và hỗ trợ cho người bị thu hồi đất
2. Trong giai đoạn 2001-2010, quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác diễn ra mạnh mẽ. Tuy diện tích đất nông nghiệp chung tăng trong giai đoạn này nhưng diện tích đất trồng lúa lại giảm và chuyển sang thành đất công nghiệp và đất xây dựng đô thị. Bình quân mỗi năm diện tích đất lúa giảm khoảng 35000ha.
3. Quá trình thu hồi đất tại Bắc Ninh, Quảng Ngãi và Bình Dương có sự khác biệt nhất định, hầu hết cả ba Tỉnh đều thu hồi đất theo dự án, tại Quảng Ngãi và Bình Dương có triển khai hình thức thu hồi trắng. Chỉ có Bình Dương có sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình thu hồi đất, tại Bắc Ninh và Bình Dương, quá trình thu hồi đất được thực hiện bởi các cấp chính quyền. Theo đánh giá, Bình Dương là tỉnh thành công nhất trong công tác thu hồi đất, tiếp theo đó là Bắc Ninh, Quảng Ngãi là tỉnh gặp nhiều khó khăn nhất trong quá trình này.
4. Quá trình chuyển đổi nghề nghiệp diễn ra rất mạnh mẽ tại cả 3 tỉnh khảo sát, tuy nhiên, do có chính sách đặc thù mà sự thành công của các tỉnh là khác nhau. Tại Bình Dương, hầu hết người dân đều hài lòng với mức đền bù, hỗ trợ. Tỷ lệ này thấp dần tại Bắc Ninh và Quảng Ngãi.
5. Quá trình chuyển đổi nghề nghiệp chủ yếu nhận được sự hỗ trợ bằng tiền, trong gói đền bù, hỗ trợ. Chỉ có một phần đào tạo nghề phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp là được thực hiện, tuy nhiên nguồn kinh phí được lấy từ chương trình 1956 của Chính phủ chứ không phải là kinh phí do đền bù đất.
6. Các hộ dân tại Quảng Ngãi gặp khó khăn nhất trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp
Một số vấn đề cần quan tâm trong quá trình hoàn thiện cơ chế chính sách phục vụ cho công tác thu hồi, bồi thường và hỗ trợ người dân bị thu hồi đất bao gồm:
- Về quy trình thu hồi đất:
- Về hỗ trợ đào tạo nghề:
- Tái định cư và xây dựng cơ sở hạ tầng:
- Các loại hỗ trợ khác:
+ Hỗ trợ tích tụ ruộng đất:
+ Hỗ trợ di cư đến khu kinh tế mới cho những hộ phải di chuyển đi nơi khác làm nông nghiệp.
+ Xem xét gói hỗ trợ hàng tháng cho những người bị thu hồi đất mà không có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp.
+ Hỗ trợ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho những người bị thu hồi đất.
 

Tin khác