Nghiên cứu, phân tích nhu cầu và xu hướng tiêu dùng một số LTTP chính tại khu vực ĐBSH

01/01/2011

Trần Đại Nghĩa

Tên đề tài: Nghiên cứu, phân tích nhu cầu và xu hướng tiêu dùng một số LTTP chính tại khu vực ĐBSH
CNĐT: TS. Trần Đại Nghĩa
1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng và xu hướng tiêu dùng một số LTTP chính của người dân nông thôn ở vùng ĐBSH, đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng cho sản xuất và cung ứng LTTP cho vùng nông thôn Việt Nam.
- Xác định cầu của một số mặt hàng LTTP chính bao gồm: gạo, thịt, dầu ăn
- Phân tích cơ cấu tiêu dùng một số LTTP chính tại một số khu vực nông thôn
- Đánh giá xu hướng tiêu dùng và thói quen tiêu thụ một số LTTP trên
- Phân tích một số yếu tố tác động đến xu thế tiêu dùng LTTP tại nông thôn
- Đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng sản xuất/cung ứng LTTP phẩm cho vùng nông thôn
2. Phương pháp nghiên cứu
Với số liệu sẵn có: VARHS/VHLSS
Đối với dữ liệu VARHS là dữ liệu hộ nông thôn tại 13 tỉnh, dữ liệu theo phương pháp điều tra lặp (panel data), nghiên cứu sẽ lọc nhóm dữ liệu thô và xác định các nhóm thu nhập và nhóm tiêu dùng thực phẩm.
Đối với dữ liệu VHLSS, nghiên cứu sẽ lọc dữ liệu tại nông thôn đồng bằng sông Hồng, phân nhóm dữ liệu thu nhập và nhóm dữ liệu chi tiêu hộ.
Phương pháp phân tích: (1) theo thống kê mô tả các đại lượng tiêu dùng và thu nhập (2) theo mô hình kinh tế lượng có kiểm nghiệm nhằm đánh giá tác động và ảnh hưởng của các yếu tố tới tiêu dùng.
Đối với điều tra mới mẫu hộ gia đình nông thôn đồng bằng sông Hồng:
Điều tra khu vực nông thôn tại 3 tỉnh làm điển hình cho 3 nhóm thị trường nông thôn.
Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo lớp.
Phương pháp thu thập thông tin: Phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình nông thôn bằng bảng hỏi bán cấu trúc được xây dựng trong giai đoạn đầu của nghiên cứu.
Phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng phầm mềm STATA
Phương pháp phân tích:Thống kê mô tả và mô hình kinh tế lượng
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội vùng ĐBSH trong 5 năm qua (2006-2010)
- Từ việc nghiên cứu phân tích cơ cấu tiêu dùng LTTP của hộ trong tổng chi tiêu của hộ gia đình, nghiên cứu tập trung vào các mặt hàng LTTP chính là: gạo, thịt và dầu ăn.
- Đánh giá tập trung vào sự thay đổi về lượng và giá trị tiêu dùng, sự thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng. Nghiên cứu cũng đánh giá về thói quen chọn kênh phân phối, phương thức mua sắm, xem xét, đánh giá và nhìn nhận của NTD nông thôn đối với sản phẩm,…
- Nghiên cứu phân tích theo các yếu tố tác động đến cầu và xu hướng tiêu dùng LTTP với các yếu tố như động cơ tiêu dùng, nhận thức của NTD, kinh nghiệm của NTD, niềm tin của NTD tới sản phẩm, độ tuổi, thu nhập và các đặc điểm văn hóa của NTD.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng sản xuất và cung ứng LT-PT cho vùng nông thôn
4. Kết quả đạt được
- Các KQ nghiên cứu điển hình
Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân nông thôn ĐBSH sử dụng hơn 68% thu nhập để chi tiêu phục vụ cho nhu cầu về LTTP. Trong các hàng hóa LTTP thì gạo, thịt lợn và dầu ăn là 3 mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi tiêu cho LTTP của hộ gia đình. Lượng gạo tiêu dùng trung bình của người dân nông thôn ĐBSH là 9kg/người/tháng. Phần lớn gạo được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của hộ gia đình là do hộ gia đình tự sản xuất ra.
Các nhân tố thu nhập, tuổi và quy mô hộ gia đình có ảnh hưởng nhất định tới nhu cầu tiêu dùng gạo của NTD khu vực này.
Với các sản phẩm thịt lợn tươi sống, lượng sử dụng bình quân/người của NTD nông thôn thấp hơn ở thành thị. Trung bình, NTD mua 0,5kg thịt trong mỗi lần đi chợ.
Lượng dầu ăn sử dụng trung bình/người/tháng của người tiêu dùng nông thôn là 0,8 lít/người/tháng. Các nhân tố thu nhập, thói quen tiêu dùng, niềm tin tiêu dùng có ảnh hưởng tới mức tiêu thụ dầu ăn của NTD nông thôn
Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố thu nhập và quy mô hộ gia đình thì các yếu tố khác như hàng thay thế (hải sản cho thịt lợn), biến động của giá cả hàng hóa, tuổi của NTD và yếu tố văn hóa cũng có những ảnh hương nhất định đến cầu và xu hướng tiêu dùng các hàng hóa LTTP tại khu vực nông thôn ĐBSH.
- Các đề xuất
Tiêu dùng lương thực: Phát triển sản xuất các loại gạo chất lượng cao có thương hiệu đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
Tiêu dùng thực phẩm: Cục VSATTP cần xây dựng được các quy định rõ ràng và đầy đủ về các tiêu chuẩn VSATTP cho từng mặt hàng, đồng thời phổ biến kiến thức rộng rãi đối với NTD để đảm bảo quyền lợi cho NTD và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của NTD về chất lượng cuộc sống.

Tin khác