Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hợp tác giữa HTX, tổ nhóm với các tác nhân phát triển chuỗi giá trị một số sản phầm nông sản ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam.

01/01/2011

Lê Trọng Hải

Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hợp tác giữa HTX, tổ nhóm với các tác nhân phát triển chuỗi giá trị một số sản phầm nông sản ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam.
CNĐT: Ths. Lê Trọng Hải
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp để HTX, tổ hợp tác nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị một số sản phẩm nông sản ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Tổng quan Cơ sở lý luận và thực tiễn về HTX, tổ hợp tác tham gia chuỗi giá trị nông sản;
- Đánh giá Thực trạng HTX, tổ hợp tác hợp tác với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị nông sản ở Bắc Trung bộ, Việt Nam;
- Phân tích, đánh giá được các chính sách hỗ trợ HTX, tổ hợp tác tham gia chuỗi giá trị nông sản;
- Xây dựng cơ chế chính sách nâng cao khả năng hợp tác của HTX, tổ hợp tác với các tác nhân khác nhằm phát triển chuỗi giá trị nông sản ở Việt Nam.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Tiếp cận theo các loại hình tổ chức HTX, tổ hợp tác tham gia chuỗi giá trị sản xuất nông sản (HTX, tổ hợp tác);
- Tiếp cận chuỗi theo loại sản phẩm nông sản trong đó chứa đựng các mắt xích là Hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, hộ nông dân;
Phương pháp phân tích:
- Sơ đồ hoá chuỗi giá trị (Hình thức, tổ chức chuỗi, liên kết chuỗi, thị phần, giá trị gia tăng…;
- Phân tích sự phân phối lợi ích giữa các bên tham gia;
- Phân tích những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của các bên tham gia;
- Xác định các ưu tiên cho can thiệp chính sách.
Thông tin thứ cấp: Tập hợp các thông tin thứ cấp như chính sách của nhà nước và địa phương về quản lý và phát triển HTX, tổ hợp tác nông nghiệp, các nghiên cứu về chính sách, cơ chế phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp, kinh nghiệm về mô hình phát triển HTX nông nghiệp và tham gia liên kết với các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản.
3. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở khoa học và thực tiễn về hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia chuỗi giá trị nông sản
- Thực trạng hợp tác xã, tổ nhóm tham gia liên kết chuỗi giá trị nông sản.
- Đề xuất cơ chế chính sách và giải pháp thúc đẩy hợp tác xã /tổ hợp tác tham gia phát triển trong chuỗi giá trị nông sản
4. Kết quả đạt được
- Nghiên cứu đã hệ thống cơ sở khoa học và thực tiễn về HTX, tổ hợp tác tham gia chuỗi giá trị nông sản, và đúc rút bài học kinh nghiệm của các nước có HTX, tổ hợp tác phát triển áp dụng cho Việt Nam.
- Phân tích liên kết sản xuất một số ngành hàng nông sản của Việt Nam thông qua một số ngành hàng quan trọng và bước đầu có hiệu quả như mía đường, rau an toàn, cà phê bò sữa và lợn thịt; Và thực trạng HTX, tổ nhóm tham gia liên kết chuỗi giá trị nông sản ở Bắc Trung bộ thông qua một số ngành hàng rau an toàn, thịt lợn, cao su, trái cây, mía đường.
- Nghiên cứu phân tích thực trạng chính sách HTX, tổ nhóm tham gia liên kết chuỗi giá trị nông sản ở Trung Ương và ở địa phương; rút ra những vấn đề trong thực trạng chính sách, những khó khăn, tồn tại của HTX, tổ nhóm tham gia liên kết chuỗi giá trị nông sản.
Đề xuất chính sách:
- Đề xuất cơ chế liên kết Hợp tác xã, tổ hợp tác với các tác nhân tham vào chuối giá trị nông sản.
- Đề xuất cơ chế liên kết Hợp tác xã, tổ hợp tác với các tác nhân tham vào chuối giá trị nông sản cho từng loại sản phẩm.
- Giải pháp thực hiện cơ chế liên kết HTX, tổ hợp tác tham gia chuỗi giá trị nông sản
 

Tin khác