Tin liên quan
> PACA Hỗ trợ giảm nghèo
Những nguyên lý của phương pháp đánh giá tiềm năng tạo thu nhập của người nghèo với sự tham gia của nhiều đối tượng đã thực hiện đúng những mục tiêu của công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, tạo lập nên những xu thế phát triển mới.
|
Người nghèo cần được hỗ trợ về phương pháp xóa đói giảm nghèo |
Đang có sự thay đổi đáng kể về tư duy, quan niệm và phương pháp luận về vấn đề phát triển:
Điều này được thể hiện đặc biệt qua các chính sách phát triển, bên cạnh các hoạt động lập kế hoạch dài hạn, ngày càng chú trọng hơn đến các kế hoạch ngắn hạn và các biện phát hoạt động cụ thể, có tính thực tiễn cao.
Sự thay đổi này thể hiện trong việc chú trọng hình thành những phương thức ưu việt về quản lý quá trình phát triển hơn là tập trung vào việc xây dựng những bản kế hoạch lớn, tổng thể, phức tạp và khó hiểu. Quá trình xây dựng các chính sách phát triển cũng dần chuyển hướng từ việc áp đặt chính sách từ trên xuống sang xây dựng chính sách theo nguyên tắc từ dưới lên. Đồng thời quá trình xây dựng chính sách phát triển cũng được chuyển sang quan hệ đối tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Phát triển không còn là nhiệm vụ riêng của chính phủ mà đã trở thành công việc chung của nhiều đối tượng khác nhau.
Phát triển có nghĩa là quản lý quá trình: Phát triển thường không theo một trình tự được xác định sẵn như trên một đường thẳng. Phát triển là một quá trình được lặp lại theo chu kỳ. Trong quá trình này, yếu tố vừa học vừa làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và thách thức lớn nhất trong hoạt động phát triển là xây dựng một môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vừa học vừa làm này. PACA hỗ trợ giảm nghèo là một phương pháp nhằm tạo ra môi trường cho quá trình vừa học vừa làm đó.
Phương pháp tiếp cận về Phát triển Kinh tế địa phương nhằm hỗ trợ giảm nghèo cũng đang thay đổi: Theo quan niệm mới, quá trình phát triển kinh tế địa phương phải được điều chỉnh và dẫn dắt bởi các cơ hội phát triển, và trong quá trình này, doanh nghiệp phải đóng một vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, xây dựng các kế hoạch, thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế địa phương, các dự án nhằm mục tiêu hỗ trợ giảm nghèo không nhất thiết phải hướng tới các ngành, lĩnh vực chính mà nên tập trung vào các ngành có tiềm năng tạo thu nhập theo hướng có lợi cho người nghèo và quá trình giảm nghèo.
|
Phương pháp hỗ trợ giảm nghèo phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của địa phương mới mang lại hiệu quả cao |
Phát triển kinh tế địa phương không chỉ là một quy trình được lặp lại nhiều lần theo chu trình mà nó còn là một quá trình mở (trong đó cho phép sự thay đổi về những tác nhân tham gia và biện pháp thực hiện) và là một quy trình dường như không có sự kết thúc (tức là một quá trình có mục tiêu phát triển tạm thời được xác định và không có mục tiêu cuối cùng). Phát triển kinh tế địa phương cũng là một quá trình học hỏi liên tục, rút kinh nghiệm qua hoạt động thực tế. Vai trò của các tác nhân chính trong quá trình phát triển kinh tế địa phương là điều phối, thúc đẩy quá trình, tức là kết nối các tác nhân khác nhau và khuyến khích các tiềm năng tự tạo thu nhập để thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Thực hiện vai trò xúc tiến phát triển kinh tế địa phương: Vai trò xúc tiến, phát triển kinh tế địa phương nhằm hỗ trợ giảm nghèo được coi là đã thực hiện hiệu quả khi nó tạo ra và huy động được nguồn tri thức và kỹ năng tại địa phương, kết nối được nguồn tri thức đó với các tác nhân tham gia quá trình phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, nó có thể kết nối và so sánh giữa quan niệm và thực tế, và giúp cho những đối tượng khác nhau phân biệt được rằng họ có thể làm những điều mà họ không bao giờ dám nghĩ tới.
Khái niệm về “tăng trưởng hỗ trợ giảm nghèo” cũng có nhiều sự thay đổi: Tăng trưởng kinh tế được coi là hỗ trợ giảm nghèo khi tốc độ tăng thu nhập của nhóm người nghèo nhất cao hơn mức tăng thu nhập trung bình. Tăng trưởng kinh tế sẽ hỗ trợ giảm nghèo khi người nghèo có cơ hội và có năng lực tốt hơn để tham gia một cách hiệu quả và hiện thực hóa những cơ hội do quá trình tăng trưởng kinh tế mang lại. “Tăng trưởng hỗ trợ giảm nghèo” nhấn mạnh yêu cầu quan trọng của việc giảm bất bình đẳng, đặc biệt thể hiện qua việc đảm bảo người nghèo tham gia trực tiếp vào quá trình tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng tự thoát nghèo, và không chỉ dựa vào quá trình chuyển dịch những lợi ích từ tăng trưởng từ trên xuống hoặc từ các khoản trợ giúp xã hội. Tăng trưởng hỗ trợ giảm nghèo cũng đồng nghĩa với việc tạo cơ hội việc làm tốt hơn và tạo thu nhập cao hơn cho người nghèo. Nguyên lý mang tính chủ đạo này đã được lồng ghép và nhấn mạnh trong mọi nội dung của phương pháp PACA hỗ trợ giảm nghèo.
AGROINFO (Theo sổ tay PACA)