Báo cáo Phát triển Nông thôn

10/03/2009

Năm 2008 thế giới chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn trong hệ thống tài chính toàn cầu. Kinh tế thế giới lâm vào cuộc đại suy thoái do tác động từ cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính và bất động sản Mỹ bắt đầu từ nửa cuối năm 2007. Ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Nhật Bản và khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu đồng loạt suy thoái lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến thứ 2, khiến cho kinh tế toàn cầu tụt dốc mạnh. Tăng trưởng

Năm 2008 thế giới chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn trong hệ thống tài chính toàn cầu. Kinh tế thế giới lâm vào cuộc đại suy thoái do tác động từ cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính và bất động sản Mỹ bắt đầu từ nửa cuối năm 2007. Ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Nhật Bản và khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu đồng loạt suy thoái lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến thứ 2, khiến cho kinh tế toàn cầu tụt dốc mạnh. Sự đổ vỡ của hàng loạt các ngân hàng và các công ty đầu tư tài chính lớn của Mỹ, châu Âu (Mỹ: Fannie Mae và Freddie Mac, hãng bảo hiểm AIG, và ngân hàng Citigroup; Anh: Northern Rock và Bradford & Bingley; Bỉ: Fortis và Dexia; Đức: Hypo Real Estate; Kaupthing, Landsbanki và Glitnir của Iceland…). Năm 2008 cũng được coi là năm của các kế hoạch giải cứu thị trường tài chính với các gói cứu trợ, kích thích nền kinh tế khổng lồ.

Theo ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế, kinh tế thế giới năm 2008 chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 3,91%, giảm 1,08% so với năm 2007 (4,99%). Lạm phát tăng cao kỷ lục trên bình diện toàn thế giới. Tại các nước có nền kinh tế phát triển, lạm phát giá tiêu dùng ước tính tăng 3,6%, cao hơn 1,4% so với mức 2,2% của năm 2007. Mỹ là nền kinh tế có lạm phát cao nhất (4,2%) trong số các nền kinh tế phát triển. Khu vực các nước châu Phi và các nước đang phát triển châu Á có lạm phát giá tiêu dùng tăng mạnh nhất (tăng 10,23% tại châu Phi và 7,76% tại các nước châu Á đang phát triển).

Đầu tư

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ước đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007. Trong đó khu vực Nhà nước 184,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,9% tổng vốn và giảm 11,4%; khu vực ngoài Nhà nước 263 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,3% và tăng 42,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 189,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,8% và tăng 46,9%.

Năm 2008 là một năm tương đối thành công ở lĩnh vực đầu tư, kỷ lục trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tính đến tháng 12/2008 thực hiện ước đạt 60,3 tỷ USD, gấp 3,2 lần so với năm 2007 (đạt 21,35 tỷ USD). Đồng thời, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước giảm mạnh (từ 47,1%, 2005 xuống 28,9%, 2008) còn tỷ trọng vốn đầu tư FDI tăng mạnh (từ 14,9%, 2005 lên 42,7%, 2008). Tuy nhiên, FDI trong khu vực nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (0,42%), ước đạt 252 triệu USD.

Báo cáo dày: 59 trang

Đơn vị thực hiện: Trung tâm TTPTNNNT - AGROINFO

MỤC LỤC

Danh mục biểu

Danh mục bảng

I. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2008

1. Tình hình kinh tế vĩ mô

2. Chính sách phát triển nông thôn

3. Tình hình thiên tai, dịch bệnh

II. PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2008

1. Tăng trưởng kinh tế nông thôn

1.1. Kinh tế chung

1.2. Nông nghiệp

1.3. Thu nhập và mức sống dân cư nông thôn

2. Một số vấn đề nổi bật phát triển nông thôn Việt Nam 2008

2.1. Việc làm và thất nghiệp ở nông thôn

2.2. Nghị quyết Trung ương về vấn đề "nông nghiệp, nông dân, nông thôn"

2.3. Biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động tới NN&PTNT Việt Nam

III. THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Lao động nông thôn

1.1. Lực lượng và cơ cấu lao động nông thôn

1.2. Trình độ chuyên môn

1.3. Cơ cấu nghề nghiệp

1.4. Xu hướng chuyển dịch lao động nông thôn

1.5. Năng suất lao động

2. Đất đai

2.1. Hiện trạng sử dụng đất

2.2. Đất sản xuất nông nghiệp

3. Kết cấu hạ tầng nông thôn

3.1. Mạng lưới điện nông thôn

3.2. Hệ thống đường giao thông nông thôn

3.3. Hệ thống trường học

3.4. Hệ thống y tế nông thôn

3.5. Mạng lưới thông tin văn hóa

4. Thu hút đầu tư trong lĩnh vực NN&PTNT

4.1. Nguồn vốn ODA trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản

4.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản

5. Tổ chức kinh tế

5.1. Kinh tế hộ gia đình

5.2. Trang trại

5.3. Hợp tác xã

5.4. Doanh nghiệp nông lâm thủy sản (NLTS)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Để biết thêm thông tin về báo cáo, vui lòng liên hệ:

Trung tâm Thông tin PTNNNT

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT - Bộ Nông nghiệp & PTNT

Số 6 Nguyễn Công Trứ Hai Bà Trưng Hà Nội. Tel 04.39.725.153 Fax: 04.39.726.949. Email:info@agro.gov.vn


Tin khác