Luật giải quyết tranh chấp đất đai của Trung Quốc

25/12/2009

AGROINFO – Để giải quyết việc tranh chấp đất đai ở nông thôn, Trung Quốc ban hành Luật Trọng tài giải quyết tranh chấp kinh doanh, nhận thầu đất đai nông thôn”. Đây là nội dung quan trọng được chuyển tải trong bản tin chính sách Việt Trung số 7 -2009….

Luật Trọng tài giải quyết tranh chấp kinh doanh, nhận thầu đất đai nông thôn được Hội nghị lần thứ IX Ủy viên thường trực Đại hội đại biểu nhân dân Toàn Quốc khóa 11 Trung Quốc thông qua (ngày 27/6/2009), gồm bốn chương, 53 điều.

Để giải quyết công bằng, kịp thời việc tranh chấp quản lý nhận thầu đất nông nghiệp nông thôn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và ổn định xã hội, chế định luật này.

Việc tranh chấp kinh doanh, nhận thầu đất đai ở TQ sẽ được giải quyết theo luật

Hòa giải tranh chấp kinh doanh nhận thầu đất nông thôn được áp dụng trong luật này.

Việc tranh chấp nhận thầu kinh doanh đất nông thôn bao gồm:

(1) Việc giải quyết những phát sinh trong nhận thầu đất đai nông thôn do ký kết, thực hiện, thay đổi, hủy bỏ, chấm dứt;

(2) Tranh chấp phát sinh do quyền kinh doanh nhận thầu đất nông thôn ký nhận thầu phụ, cho thuê, thay đổi, chuyển nhượng, chuyển nhượng cổ phần;

(3) Tranh chấp phát sinh do thu hồi, điều chỉnh nhận thầu đất đai;

(4) Tranh chấp phát sinh do xác nhận quyền kinh doanh nhận thầu đất nông thôn;

(5) Tranh chấp do phát sinh xâm phạm quyền kinh doanh nhận thầu đất nông thôn;

(6) Tranh chấp nhận thầu kinh doanh đất nông thôn theo các quy định khác của Luật pháp, và các quy định pháp quy.

Tranh chấp phát sinh do việc tịch thu và bồi thường đất nông nghiệp thuộc quyền sở hữu tập thể, không thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban trọng tài nhận thầu đất nông thôn, có thể thông qua các phương án giải quyết như xem xét các thủ tục hành chính hoặc tố tụng.

Khi xảy ra các vấn đề tranh chấp kinh doanh nhận thầu đất nông thôn, đương sự có thể tự tiến hành hòa giải, cũng có thể nhờ các cấp chính quyền địa phương (thôn, hương, xã) giải quyết.

Khi đương sự hòa giải không thành hoặc không đồng ý hòa giải, có thể gửi đơn lên Ủy ban trọng tài phụ trách vấn đề tranh chấp nhận thầu đất nông thôn, cũng có thể trực tiếp kiện lên Tòa án Nhân dân.

Trọng tài hòa giải tranh chấp nhận thầu kinh doanh đất nông thôn phải công khai, minh bạch, công bằng, hợp lòng dân, theo thực tế, phù hợp với pháp luật, tôn trọng đạo đức xã hội.

Chính quyền cấp huyện trở lên nên tăng cường công tác chỉ đạo trọng tài hòa giải tranh chấp nhận thầu kinh doanh đất nông thôn…

Xem toàn văn tại đây


Võ Nga

Tin khác