Doanh nghiệp NNV VN cần hỗ trợ gì?
Hiện nay chúng ta có trên 400000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong tổng số khoảng 450.000 DN, (96%). Khu vực này hàng năm đóng góp hơn 40% GDP cho đất nước, giải quyết trên 50% lao động viêc làm trong. Đặc biệt, chủ yếu là việc làm cho lực lượng lao động chưa được đào tạo, đây là điều có ý nghĩa rất lớn với an sinh xã hội. Vì thế rất cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này.
Hiện nay, DNNVV cần rất nhiều thứ để tồn tại và phát triển, nhưng cơ bản là cần:
Tài chính: cần có những chính sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, cân tư vấn tài chính, tư vấn lập các đề án phươngg án tài chính trong việc tham gia vay vốn tín dụng.
Mặt bằng sản xuất: Chính sách đất đai hiện nay làm khó khăn cho việc đầu tư cho sản xuất. Không có đất thì rất khó để phát triển.
Ngoài ra, DNNVV cần rất nhiều sự hỗ trợ: Đổi mới và nâng cao công nghệ, hỗ trợ xúc tiến thương mại; tạo điều kiện tham gia cung cấp hàng hóa cho khu vực công; Cung cấp thông tin về tư vấn suốt quá trình hoạt động, từ khi thành lập, đến các nội dung hoạt động khác
DNNVV VN cần sự hỗ trợ như vậy là vì phần lớn các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt so với quốc tế, địa bàn hd hẹp. Đặc biệt các DNNVV ở nông thôn, nhiều khi chỉ hoạt động trong phạm vi vài xã, chưa đến 1 huyện, trình độ quản lý kém, năng lực tài chính yếu, cơ sở vật chất thiếu…
Thách thức và nhu cầu hỗ trợ thông tin
Về mặt chính sách, DNNVV hiện nay có thể nói là bị yếu đi bởi 3 hạn chế:
+ TÍnh minh bạch của chính sách: nhiều khi thông tin cung cấp không đầy đủ nên tính minh bạch hạn chế.
+ Chi phí thời gian dành cho các việc hành chính, cho các việc sản xuất mới quá cao
+ Chi phí không chính thức cũng là một thách thức rất lớn với DNNVV.
Muốn giải quyết vấn đề này, dứt khoát chúng ta phải có thông tin, không có kênh thông tin thì chúng ta không thể cải thiện được tình hình minh bạch về các vấn đề chính sách của Nhà nước, về sự hỗ trợ nhà nước cũng như các chính sách chung khác. Không có thông tin thì mất rất nhiều chi phí vào các hoạt động mà lẽ ra chúng ta đã có thể tiết kiệm được.
Giữa Nhà nước và DN tồn tại một số thủ tục kéo dài do cơ chế, một phần là do DN không nắm được thông tin nên làm cho thời gian kéo dài. Không có thông tin thì không cải thiện được chi phí không chính thức. Khi xin phép thành lập một doanh nghiệp, nếu có đủ điều kiện đáp ứng thì được thành lập, nhưng không biết thông tin thì mất thêm những khoản không chính thức.
DNNVV cần thông tin trong việc thực hiện chính sách pháp luật . DNNVV đặc biệt ở nông thôn được thành lập trên cơ sở nền tảng pháp ý thức pháp luật chưa cao, hiểu biết về pháp luật chưa đầy đủ, thực thi pháp luật khó khăn.
Để tháo đc phá bế tắc, nên có đột phá đầu tiên là về thông tin.Tôi từng lên Lào Cai, khảo sát tình hình DN hỏi nhiều giám đốc, “ông thành lập DN, có biết được quyền đại diện pháp luật như thế nào?” Phần lớn đều trả lời: “Tôi không biết gì, cứ làm giám đốc, chứ cũng không ai bày tôi” Điều này chứng tỏ sự thiếu hụt thông tin. Sự hạn chế của DNNVV như vậy, thì chương trình hỗ trợ thông tin của IPSARD là rất cần thiết, khắc phục được nhiều khó khăn cho DN.
AGROINFO (ghi)