Bối cảnh nghiên cứu
Tháng 11/2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau 11 năm tiến hành đàm phán, thương lượng và thỏa thuận với các nước, nhóm nước thành viên WTO. Cùng với việc gia nhập WTO, bên cạnh những quyền lợi được hưởng như các thành viên khác, Việt Nam cũng phải thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường, điều chỉnh chính sách, thủ tục, quy trình, tiêu chuẩn, v.v.. theo lộ trình cam kết.
Hiện nay, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn thực hiện các kết gia nhập WTO theo lộ trình. Điều này có hai ý nghĩa cơ bản: Một mặt, đối với những lĩnh vực, khu vực cần được hỗ trợ, chúng ta vẫn có thời gian và công cụ để vẫn thực hiện việc bảo hộ một cách hợp lý. Mặt khác, đây cũng là khoảng thời gian cần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với những lĩnh vực, khu vực có khả năng cạnh trạnh nhằm tận dụng cơ hội mở rộng thị trường quốc tế. Để làm được điều đó, yêu cầu khách quan được đặt ra là cần phải có những nghiên cứu đánh giá những ảnh hưởng của các cam kết đã được thực hiện trong thời gian qua tới tình hình thực tiễn kinh tế-xã hội trong nước.
|
Nông sản VN đang tiến sâu vào sân chơi WTO. Ảnh minh họa: Internet |
Thực tế đó cho thấy việc nghiên cứu về ảnh hưởng của việc thực hiện cam kết WTO đến một số vấn đề chủ yếu về kinh tế-xã hội và môi trường nông thôn là rất cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nghiên cứu các ảnh hưởng của thực hiện cam kết WTO đến một số vấn đề chủ yếu về kinh tế-xã hội nông thôn Việt Nam sau 3 năm gia nhập và đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm phát huy các ảnh hưởng tích cực và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực.
Mục tiêu cụ thể: Xây dựng khung phân tích ảnh hưởng của thực hiện cam kết WTO của Việt Nam tới một số vấn đề kinh tế-xã hội của các hộ gia đình và doanh nghiệp khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
Phân tích các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thực hiện cam kết WTO của Việt Nam tới các hộ gia đình và doanh nghiệp khu vực nông nghiệp, nông thôn trên các khía cạnh kinh tế và xã hội.
Đề xuất những giải pháp chính sách nhằm phát huy các ảnh hưởng tích cực và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của thực hiện cam kết WTO tới các hộ gia đình và doanh nghiệp khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng và và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung.
Kết quả
Nghiên cứu đã đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với nông nghiệp Việt Nam qua 3 cấp độ ảnh hưởng:
- Cấp độ vĩ mô - tình hình nông nghiệp, nông thôn và thương mại nông sản Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO
- Cấp độ vùng - tình hình kinh tế, xã hội một số địa phương
- Cấp độ vi mô – tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống của các hộ gia đình, doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn
Ngoài ra, một phần quan trọng của báo cáo còn đánh giá “Ảnh hưởng của việc thực hiện các cam kết WTO đến hộ dân nông thôn Việt Nam”.
Trong phần này, nghiên cứu đã dự báo tác động của việc gia nhập WTO đến khu vực nông nghiệp nông thôn. Các khía cạnh được nghiên cứu để đánh giá tác động là: Ảnh hưởng của việc thực hiện các cam kết WTO đến hộ dân nông thôn của các ngành hàng lúa gạo, cà phê, chăn nuôi lợn và trồng chè. Tác động của việc thực hiện các cam kết WTO đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của hộ, Tác động của việc thực hiện các cam kết WTO theo ngành hàng….
Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đưa ra những đề xuất chính sách quan trọng để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp – nông thôn trong quá trình hội nhập ngày càng sâu vào WTO.
Chi tiết liên hệ:
Trung tâm Thông tin Phát triển NNNT - AGROINFO/IPSARD
Số 6 Nguyễn Công Trứ - Hai Bà Trưng- Hà Nội. ĐT: 0439725153
Email: truyenthongNNNT@ipsard.gov.vn |
AGROINFO