Giá ngũ cốc còn tăng đến tháng 10

02/03/2011

Thị trường ngô, đậu nành và lúa mì trên thế giới đã tăng liên tục trong suốt 6 tháng qua, do thông tin Mỹ chuẩn bị thắt chặt nguồn cung các mặt hàng này và hạn chế xuất khẩu. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), giá lúa mì xuất khẩu đã chạm ngưỡn kỷ lục trong phiên giao dịch trung tâm tháng hai, tăng 67% chỉ trong vòng 4 tuần. Và các nhà xuát khẩu Mỹ vừa giao 165.000 tấn đậu nành cho các nhà nhập khẩu Trung Quốc.

Chuyên gia phân tích Mark Schultz thuộc tập đoàn đầu tư Northstar tại Minneapolis (Mỹ) nhận định, việc Trung quốc đẩy nhanh các hợp đồng nhập khẩu ngô, lúa mì và đậu nành phản ánh nhu cầu tiêu thụ ngũ cốc đang tăng cao. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, các loại ngũ cốc được sử dụng trong ngành chăn nuôi và sản xuất nguyên liệu ethanol cũng đang tăng mạnh. Cụ thể, giá ngô giao tháng 5 tại sàn giao dịch Chicago đã nhảy lên 25,5 xu, tương đương 3,7% và đứng ở mức 7,22 USD/bushel. Đây là mức tăng cao nhất từ hôm 12/01.
Nhưng sang tuần cuối cùng của tháng 2, giá ngô tiếp tục tăng thêm 0,2% và là phiên tăng thứ tư liên tiếp để lập mức giá mới lên 7,4.425 USD/bushel. Tương tự, giá đậu nành tháng 5 cũng tăng thêm 45,75 xu, tương đương 3,4% lên mức kỷ lục là 13,75 USD/bushel. Giá lúa mì giao tháng 5 cũng đã nhảy thêm 28,75 xu, tức 3,7% và đạt mức giá 8,1.125 USD/bushel, mức tăng cao nhất kể từ phiên giao dịch 03/12/2010.
Các chuyên gia phân tích thị trường dự báo, giá ngũ cốc sẽ còn tăng từ nay cho đến đầu tháng 10 tới do tác động từ cuộc khủng hoảng chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi. Mặt hàng hạ nhiệt duy nhất là hạt lấy dầu đã giảm bốn phiên liên tục sau khi Braxin và Argentina có đợt mưa giải hạn.
Trước lo ngại về nguồn cung lương thực, từ đầu năm đến nay, thị trường thê giới đã liên tục biến động gây mất ổn định tại nhiều quốc gia. Cụ thể giá bông vải đã tăng gấp đôi kể từ tháng 06/2010, còn giá đường cũng tăng tới trên 79% đã gây áp lực đối với nông dân trong việc lựa chọn trồng loại cây nào.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng USDA Joe Glaube, trong thời gian tới Mỹ sẽ kiểm soát chặt hai mặt hàng chiến lược là ngô và đậu nành, mặc dù quốc gia này đang là nhà sản xuất và xuất khẩu số 1 thế giới. Thậm chí với nhiều khả năng nguồn cung trong nước năm nay vẫn sẽ đảm bảo thì chiến lược này cũng khó thay đổi. Dự kiến do nhu cầu tiêu dùng lương thực toàn cầu tăng nên lợi nhuận ròng của nông dân Mỹ cũng tăng 20% trong năm nay và đạt mức kỷ lục là 94,7 tỷ USD. Số liệu của chính phủ Mỹ vừa công bố, năm 2010 nông dân trồng ngô trong nước đã trúng đậm, đạt giá trij66,7 tỷ USD, kế đến là đậu nành đạt 38,9 tỷ USD và lúa mỳ xếp thứ tư đạt 13 tỷ USD, sau cỏ khô.
 
GIÁ GẠO THÁI LAN CÓ THỂ ĐẠT 600 USD/TẤN
Tổng giám đốc cơ quan Ngoại thương Thái Lan Manas Soiploy hôm qua khẳng định thông tin này. “Hiện giá FOB đối với sản phẩm gạo Thái đã đạt 533 USD/tấn nhưng nhiều khả năng sẽ đạt 600 USD/tấn do nhu cầu thế giới đang tăng cao, do cả Indonesia và Bangladesh đang thiếu gạo” – ông Manas nói. Trong khi đó Philippines cũng đang kêu gọi triển khai kế hoạch tăng thêm ít nhất 1,5 triệu tấn gạo trong quý 2 và quý 3 năm nay. Còn Trung Quốc cũng bị thiệt hại nặng vụ lúa chính do hạn hán và sâu bệnh nên đang tìm kiếm nguồn nhập khẩu để bù đắp.
 
Agroinfo - Theo Báo NNVN
Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam - số 43 ngày 02.03.2011

 


Tin khác