Hội thảo "Di cư và các vấn đề xã hội có liên quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế"

05/04/2007

Ngày 30 tháng 03 năm 2007, Hội thảo "Di cư và các vấn đề xã hội có liên quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế" do Bộ lao động - thương binh và Xã hội tổ chức với sự hỗ trợ của Quỹ Châu Á (The Asia Foundation) đã diễn ra tại Hà Nội.

Tham dự Hội thảo có 80 đại biểu đại diện của một số tổ chức quốc tế và Đại sứ quán tại Việt Nam, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các tố chức đoàn thể xã hội, các bộ ngành và địa phương.

Di cư là yếu tố tất yếu, là động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phân bổ lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Kinh tế phát triển, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế diễn ra nhanh chóng cùng với chính sách mở cửa, hội nhập dẫn đến việc di cư nội địa và ra nước ngoài tăng lên. Tuy nhiên, người di cư, trong đó có lao động di cư cũng là nhóm người dễ bị tổn thương và bị lạm dụng như điều kiện sống không đảm bảo, bị bóc lột sức lao động, buôn lán, lừa đảo, bị ảnh hưởng của tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, lây nhiễm HIV/AIDS...

Mục tiêu của Hội thảo là:

- Xem xét và thảo luận để làm rõ hơn tình hình, đặc điểm, tính năng động và dễ tổn thương của di cư Việt Nam để đưa ra các kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy di cư an toàn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

- Làm rõ mối quan hệ giữa di cư và các vấn đề xã hội liên quan, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm chủ động trước diễn biến của các vấn đề xã hội bức xúc như ma tuý, mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em , HIV/AIDS . . .trong bối cảnh lội nhập kinh tế quốc tế để nghiên cứu đối mới, hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao hiệu quả xử lý các vấn đề xã hội nêu trên và góp phần thiết thực thúc đẩy di cư an toàn.

Dựa vào các bài trình bày, các đại biểu đã thảo luận và đưa ra những kiến nghị, đề xuất, giải pháp đối với vấn đề di cư nhằm bảo vệ quyền lợi của người lào động di cư, đẩy lùi ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS; giảm sự kỳ thị của cộng đồng đối với người di cư. Đó là cần nâng cao nhận thức vai trò của lực lượng lao động từ nông thôn nhập cư vào thành thị; hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo sự chuyển biến hơn nữa về trật tự kỷ cương pháp luật, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng loại đối tượng; tăng cường hoạt động truy quét mại dâm, ma tuý...


Trần Lan Phương - Agroinfo

Tin khác