Bộ NN&PTNT - Báo cáo công tác tháng 9 và nhiệm vụ công tác tháng 10 năm 2007

02/10/2007

Báo cáo số 2700/BC-BNN-VP ngày 01 tháng 10 năm 2007 của Bộ NN&PTNT về tình hình thực hiện các nhiệm vụ công tác tháng 9 và nhiệm vụ công tác tháng 10 năm 2007.

>> Xem báo cáo Báo cáo số 2700/BC-BNN-VP

PHẦN THỨ NHẤT Kết quả công tác tháng 9

A - Kết quả chỉ đạo điều hành sản xuất và phát triển nông thôn.

I - Kết quả chỉ đạo điều hành sản xuất.

1 - Nông nghiệp.

1.1 Trồng trọt và bảo vệ thực vật.

a. Về trồng trọt.

Chỉ đạo các tỉnh miền Bắc đảm bảo sản xuất vụ mùa thắng lợi; các tỉnh miền Nam triển khai gieo cấy lúa Thu đông tập trung nhanh gọn. Chuẩn bị Hội nghị sản xuất vụ Đông, vụ Đông Xuân năm 2007-2008 các tỉnh: miền trung và miền núi phía Bắc (dự kiến tháng 10), các tỉnh ĐBSCL vào ngày 29/9/2007; tổ chức hội nghị rau an toàn vùng ĐBSH tại tỉnh Bắc Ninh.

- Thu hoạch lúa hè thu cả nước: Tính đến 15/9/2007, cả nước thu hoạch được 1,595 triệu ha, đạt 85,9% kế hoạch, bằng 89,1% cùng kỳ năm 2006, trong đó ĐBSCL 1,384 triệu ha, đạt 85,5% kế hoạch, bằng 87,6% cùng kỳ năm 2006.

- Gieo cấy lúa mùa cả nước: Tính đến 15/9/2007, cả nước gieo cấy được 1,597 triệu ha, đạt 79,5% kế hoạch, bằng 94,7% cùng kỳ năm 2006; trong đó, miền Bắc 1,162 triệu ha, bằng 96,7% cùng kỳ năm 2006; miền Nam 435.100 triệu ha, bằng 88,3% cùng kỳ năm 2006.

- Gieo trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích gieo trồng màu lương thực đạt 1,611 triệu ha, bằng 101,4% cùng kỳ năm trước, trong đó: ngô 1 triệu ha, bằng 98,5% cùng kỳ năm trước; khoai lang 160 ngàn ha, bằng 101,2% cùng kỳ năm trước; sắn 409 ngàn ha, bằng 98,7% cùng kỳ năm trước.

Diện tích gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày đạt 623,3 ngàn ha, bằng 93,3% cùng kỳ năm trước, trong đó đậu tương đạt 180,7 ngàn ha, bằng 95,1% cùng kỳ năm trước; lạc 240 ngàn ha, bằng 90,8% cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng rau đậu các loại đạt 658,2 ngàn ha, bằng 97,5% cùng kỳ năm trước.

b. Về bảo vệ thực vật.

Tình hình sâu bệnh trên lúa:

- Rầy nâu: các tỉnh phía Nam diện tích nhiễm rầy cao nhất trên lúa Thu đông - mùa 12.607 ha, mức độ nhẹ đến trung bình; một số tỉnh phía Bắc diện tích nhiễm (DTN) 6.264 ha, khu 4 miền Trung và Tây Nguyên mật độ rầy thấp.

- Bệnh vàng lùn + lùn xoắn lá: tổng DTN 2.247,6 ha, (lúa Thu đông - mùa 2.001 ha), trong đó diện tích nhiễm nặng 114,4 ha.

- Sâu cuốn lá nhỏ: tổng DTN 219.880 ha, trong đó, ở các tỉnh phía Bắc diện tích nhiễm 216.040 ha, cao hơn so cùng kỳ năm trước, nặng 112.310 ha.

- Sâu đục thân: tập trung ở một số tỉnh phía Bắc diện tích nhiễm khoảng 31.480 ha, nặng 1.410 ha. Các tỉnh khác sâu hại nhẹ.

Ngoài ra, Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn ở các tỉnh phía Bắc; bệnh đạo ôn lá ở phía Nam DTN khoảng 3.130 ha, lép đen hạt 2.280 ha.

- Ốc bươu vàng: chủ yếu ở một số tỉnh phía Nam, DTN khoảng 5.490 ha.

- Chuột: DTN khoảng 11.630 ha, nhiễm nặng 430 ha.

Đã chỉ đạo các địa phương trừ được 5.316 ha vµ tiêu huỷ bệnh VL, LXL 28,5 ha, nhæ 18 ha c©y lúa bÞ bÖnh, bảo vệ vụ lúa Hè thu năng suất khá, lúa Thu đông và mùa an toàn ; giúp đỡ kỹ thuật phòng trừ dịch hại cho Campuchia. Tổ chức tập huấn nông dân về sử dụng thuốc BVTV trên rau, chè an toàn và hiệu quả.

Chuẩn bị tổ chức hội nghị công tác chỉ đạo bảo vệ sản xuất và tổng kết 2 năm triển khai chiến dịch phòng chống RN, bệnh VL, LXL ở các tỉnh phía Nam.

Kiểm tra phân tích chất lượng và dư lượng thuốc BVTV trên nông sản hàng hoá xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị thường: tổng số 276 mẫu kiểm tra chất lượng, đều đạt chất lượng; 35 mẫu/20 chỉ tiêu phân tích dư lượng thuốc BVTV, các mẫu sau phân tích dư lượng thuốc BVTV không mẫu nào vượt mức dư lượng tối đa cho phép. Kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trong rau, quả chè tại Hà Nội và Thành phố HCM, trên 12 mẫu rau các loại, tất cả các mẫu phân tích dư lượng thuốc BVTV đều dưới mức dư lượng tối đa cho phép.

1.2- Chăn nuôi, thú y.

Chăn nuôi:

Chăn nuôi gia súc lớn phát triển ổn định với giá sữa mua sữa tươi 7.500đ-8.000đ/lít đã khuyến khích người chăn nuôi đầu tư phát triển bò sữa. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn tăng 15-20% đã ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển chăn nuôi bò sữa và gia súc ăn cỏ. Giá thịt bò, trâu và dê, cừu ổn định ở mức cao. Giá bò hơi 18.000 - 22.000đ/kg, dê hơi 25.000 - 28.000đ/kg. Giá bò sữa giống tăng do giá sữa tăng.

Chăn nuôi gia súc nhỏ: Giá thịt lợn hơi trên thị trường phổ biến 19.000-23.000đ/kg, giá thịt gia cầm tăng, tại Hà Nội 58.000-60.000đ/kg hơi, gà công nghiệp 35.000đ/kg. Giá gà giống tăng mạnh, gà thịt trắng công nghiệp 1 ngày tuổi (13.000đ/con), gà lông màu 6.000-11.000 đ/con, gà hướng trứng bố mẹ vẫn giữ giá (18.000-20.000 đ/con). Giá thuỷ cầm giống từ 7.000 - 10.000đ/con.

Thức ăn chăn nuôi: Trong tháng 9/2007, giá một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có biến động so với tháng 8: ngô tăng từ 3.200đ/kg lên 3.800đ/kg; Khô đỗ tương của Ấn Độ tăng từ 5.700đ/kg lên 6.200đ/kg. Một số mặt hàng khan hiếm như đường lactose, bột thịt, bột thịt xương,...đã có chiều hướng tăng giá. Đặc biệt bột thịt xương và bột huyết trở lên khan hiếm do thủ tục nhập khẩu vướng mắc. Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm của các công ty trong tháng qua không điều chỉnh.

b) Thú y.

Dịch cúm gia cầm:

Đến nay, hơn 1 tháng qua cả nước không có ổ dịch cúm gia cầm xảy ra.

Hiện 63 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai công tác tiêm phòng bổ sung đợt 1 năm 2007; tổng số lượt gia cầm đã được tiêm phòng là 164,47 triệu, trong đó gà là 87,42 triệu; vịt là 73,15 triệu; ngan là 3,90 triệu. Ngoài ra, các Công ty Chăn nuôi lớn đã sử dụng hơn 42,23 triệu liều vắc xin TROVAC.

Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm họp giao ban hàng tuần để thống nhất, điều hành các biện pháp chống dịch trong toàn quốc.

Ngày 17/9/2007, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ký ban hành Chỉ thị số 2560/CT-BNN-TY về việc phòng chống dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia súc và tai xanh ở lợn từ nay đến hết năm 2007

Khả năng xuất hiện thêm các ổ dịch mới tại các tỉnh, thành phố khác, đặc biệt các tỉnh miền Nam là rất lớn và nguy cơ dịch lây lan ra diện rộng rất cao do nhiều địa phương không thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Trung ương, buông lỏng công tác phòng chống dịch, công tác tiêm phòng vắc xin không đạt yêu cầu (đến nay vẫn còn nhiều đàn gia cầm nhiễm bệnh do chưa được tiêm phòng); không quản lý được việc ấp nở, chăn nuôi thuỷ cầm theo như quy định, nhiều đàn thuỷ cầm vẫn được nuôi chăn thả, chạy đồng,...

Vi rút cúm gia cầm đang tồn tại rộng rãi trong môi trường, lưu hành trên nhiều đàn gia cầm, đặc biệt là thuỷ cầm chưa được tiêm phòng và các đàn chim di trú do vậy dịch có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Tình hình dịch bệnh ở lợn:

Hiện nay, trên toàn quốc có 3 tỉnh, thành phố có dịch Rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn chưa qua 21 ngày là: Cà Mau, Lạng Sơn và Khánh Hoà.

Bệnh Lở mồm long móng (LMLM):

Đến nay, sau 1 tháng cả nước không xuất hiện các ổ dịch LMLM.

Hiện nay, tình hình dịch LMLM cơ bản đã được kiểm soát, tuy nhiên, do dịch đã lây lan trên diện rộng nên nguy cơ tái phát còn cao, khả năng lan sang các tỉnh khác là rất lớn, do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phòng chống dịch.

2 - Lâm nghiệp.

2.1 - Trồng rừng.

Tháng 9, trồng rừng tập trung đạt 135,192 ha, đạt 67,6% kế hoạch, bằng 100,5% cùng kỳ năm 2006; trong đó rừng phòng hộ, đặc dụng 26,919 ha, đạt 53,8% kế hoạch bằng 42,1% cùng kỳ năm 2006; rừng sản xuất đạt 108,273 ha, đạt 72,2% kế hoạch, bằng 153,3% cùng kỳ năm 2006; chăm sóc rừng trồng đạt 237,647 ha, đạt 118,3% kế hoạch, bằng 98,7% cùng kỳ năm 2006; trồng cây phân tán đạt 46,2 triệu cây, đạt 23,1% kế hoạch, bằng 85,6% cùng kỳ năm 2006; khoanh nuôi tái sinh và trồng dặm đạt 781 ngàn ha, đạt 111,1% kế hoạch, bằng 123,9% cùng kỳ năm 2006.

Kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc triển khai kế hoạch trồng rừng sản xuất vụ Xuân - Hè đối với các tỉnh phía Bắc. Xây dựng cơ chế chính sách để bảo vệ và phát triển rừng ngặp mặn.

Tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành. Hoàn thiện chuyên đề xây dựng chính sách chi trả giá trị dịch vụ môi trường rừng nhằm bảo vệ và phát triển rừng gắn với xoá đói giảm nghèo và triển khai thí điểm tại Lâm Đồng.

2.2 Công tác bảo vệ rừng.

Tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng: theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, trong tháng đã xảy ra 2.975 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và quản lý lâm sản, trong đó 225 vụ phá rừng trái phép; 319 vụ khai thác rừng trái phép; 22 vụ vi phạm về PCCCR, 157 vụ vi phạm qui định về sử dụng đất lâm nghiệp; 74 vụ vi phạm về quản lý bảo vệ động vật hoang dã; 1536 vụ vận chuyển, buôn bán trái phép gỗ và lâm sản; 89 vụ vi phạm về chế biến gỗ và lâm sản, 553 vụ vi phạm khác; 06 vụ chống người thi hành công vụ, 03 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, giảm 478 vụ, (- 13,84%).

Lực lượng Kiểm lâm đã xử lý 2.338 vụ, trong đó xử phạt hành chính 2314 vụ, số vụ xử lý hình sự là 24 vụ. Tịch thu 30 ô tô, máy kéo; 38 xe trâu bò kéo; 180 xe máy; 1.569,70 m3 gỗ tròn; 1342,26 m3 gỗ xẻ; 3516 kg động vật rừng. Thu nộp ngân sách gần 14 tỷ đồng.

Tình hình phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ rừng: trong tháng 9, trên phạm vi toàn quốc không xảy ra vụ cháy nào. Lực lượng kiểm lâm đã tổ chức 17 lớp tập huấn phòng cháy, chữa cháy rừng cho 1.100 người tham gia; thêm 2 thôn bản đã xây dựng hương ước bảo vệ rừng; các Chi cục Kiểm lâm triển khai các biện pháp phòng chống phá rừng trái phép, nhất là đối với gỗ sưa; xây dựng quy định về khai thác gỗ quý hiếm rừng trồng nhóm IA.

3 - Diêm nghiệp.

Sản lượng muối toàn quốc tháng 9 đạt 24.000 tấn, lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 9/2007 dự kiến đạt 820.000 tấn tăng 15,8% cùng kỳ năm trước.

Giá muối: Các tỉnh miền Bắc: 425- 600đ/kg; các tỉnh Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung: 400-700đ/kg (Trong đó giá muối công nghiệp 390-470đ/kg); Các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long: 650-750đ/kg (trong đó giá muối đen 633đ/kg)

4 - Thuỷ sản.

Về Nuôi trồng:

Tình hình nuôi trồng thuỷ sản tháng 9 có nhiều sự thay đổi, nhất là sau cơn bão số 2 môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột làm cho tôm nuôi bị sốc, bệnh đỏ thân. Diện tích nuôi cá tra tăng cao, ngành thuỷ sản các địa phương hướng dẫn lịch thời vụ, tập trung công tác khuyến ngư đón vụ, chuyển giao công nghệ sản xuất giống mới, tập huấn công tác kỹ thuật cho bà con ngư dân.

Ước sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 9 đạt 153.000 tấn nâng tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 9 tháng lên 1.207.600 tấn, đạt 67,09% kế hoạch, tăng 4,06% so với cùng kỳ năm 2006.

Ở Phú Yên và Khánh Hòa xảy ra dịch bệnh ở tôm hùm nuôi lồng chết rải rác và có một số đợt bùng phát, hiện chưa rõ nguyên nhân. Bộ đã chỉ đạo Sở Thuỷ sản Khánh Hoà, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III, tổ chức kiểm tra tình hình tôm hùm bị nhiễm bệnh, xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp xử lý và giao Cục quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản tập hợp một số nhà khoa học giỏi đến Phú Yên, Khánh Hòa nghiên cứu tìm nguyên nhân gây bệnh đối với tôm hùm và có giải pháp phòng trừ, hướng dẫn các địa phương thực hiện; nếu cần thiết, gửi mẫu ra nước ngoài phân tích; dự thảo văn bản để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ cho phép mời các nhà khoa học của nước ngoài vào giúp đỡ nghiên cứu; dự thảo Quyết định qui định về nhập khẩu giống tôm hùm vào Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm an toàn cho sản xuất.

Về khai thác:

Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản ước thực hiện tháng 9 đạt 321 ngàn tấn, nâng mức 9 tháng lên 2.792 ngàn tấn đạt 73,4% kế hoạch, bằng 103,1% cùng kỳ năm 2006. Trong đó sản lượng khai thác đạt 168 ngàn tấn, nâng mức 9 tháng lên 1.583 ngàn tấn, đạt 79,1% kế hoạch, bằng 102,1% cùng kỳ năm 2006; sản lượng nuôi trồng đạt 153 ngàn tấn, nâng mức 9 tháng lên 1.208 ngàn tấn, đạt 67,1% kế hoạch, bằng 104,5% cùng kỳ năm 2006.

Chỉ đạo các Chi cục thuỷ sản phối hợp với Bộ đội Biên phòng nắm bắt tình hình tàu cá Việt Nam bị các nước láng giềng bắt giữ, xử lý, chuẩn bị cho việc xây dựng phương án đàm phán với các nước về hợp tác khai thác hải sản và bảo vệ an toàn cho ngư dân, đặc biệt đối với ngư dân làm việc trên các tàu cá khai thác hải sản xa bờ. Phối hợp với Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng theo dõi tình hình hoạt động của người và tàu cá trên các vùng biển, tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam khai thác trộm hải sản và tai nạn nghề cá trên các vùng biển để có giải pháp xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.

Kiểm tra, hướng dẫn một số tỉnh thực hiện công tác đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên, cấp giấy phép khai thác thủy sản.

Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn cho ngườì và tàu cá hoạt động thuỷ sản trên các vùng biển.

Xây dựng Chương trình tổng thể về Khai thác, Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

5 - Công nghiệp chế biến.

Giá trị tổng sản lượng công nghiệp chế biến tháng 9 đạt 545,663 triệu đồng, bằng 124% cùng kỳ năm 2006, nâng mức 9 tháng lên 5,154 tỷ đồng, bằng 124% cùng kỳ năm 2006; trong đó chế biến lương thực đạt 87,256 triệu đồng, bằng 111%, nâng mức 9 tháng lên 822,479 triệu đồng, bằng 125% cùng kỳ năm 2006; chế biến nông lâm sản thực phẩm tháng 9 đạt 314,083 triệu đồng, bằng 135% cùng kỳ năm 2006, nâng mức 9 tháng lên 2,688 tỷ đồng, bằng 128% cùng kỳ năm 2006; chế biến đường tháng 9 đạt 91,330 triệu đồng, bằng 115% cùng kỳ năm 2006, nâng mức 9 tháng lên 1,354 tỷ đồng, bằng 131% cùng kỳ năm 2006; công nghiệp thuốc thú y tháng 9 đạt 2,994 triệu đồng, bằng 101% cùng kỳ năm 2006, nâng mức 9 tháng lên 39,310 triệu đồng, bằng 115% cùng kỳ năm 2006; công nghiệp cơ khí tháng 9 đạt 50 triệu đồng, bằng 106% cùng kỳ năm 2006, nâng mức 9 tháng lên 250,886 triệu đồng, bằng 78% cùng kỳ năm 2006.

Tháng 9, 05 nhà máy đường khu vực miền Tây Nam Bộ đã vào vụ sản xuất (NIVL Ân Độ, Phụng Hiệp, Vị Thanh, Long Mỹ Phát và Thới Bình) sản lượng mía ép 171.600 tấn, sản lượng đường 10.964 tấn.

Giá mua mía tại nhà máy 450.000 - 460.000 đ/tấn (quy 10 CCS tại nhà máy) và giá bán đường 6.700 đ/kg có thuế tại tại nhà máy, đường luyện khoảng 7.000 đ/kg, giá đường bán lẻ khoảng 8.500 đến 9.000 đ/kg

6 - Xuất khẩu, nhập khẩu.

- Xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản toàn ngành tháng 9 đạt 1,140 tỷ USD, nâng mức 9 tháng lên 9,539 tỷ USD, bằng 122,9% cùng kỳ năm 2006. Trong đó nông sản đạt 536,145 triệu USD, nâng mức 9 tháng lên 4,881 tỷ USD, bằng 128,1% cùng kỳ năm 2006; thuỷ sản đạt 380 triệu USD, nâng mức 9 tháng lên 2,742 tỷ USD, bằng 114,1% cùng kỳ năm 2006; lâm sản đạt 223,434 triệu USD, nâng mức 9 tháng lên 1,916 tỷ USD, bằng 123,8% cùng kỳ năm 2006.

- Nhập khẩu: Tháng 9 nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu: Phân bón các loại 255 ngàn tấn, nâng mức 9 tháng lên 2.586 ngàn tấn, bằng 111,2% cùng kỳ năm 2006. Trong đó phân DAP 40 ngàn tấn, nâng mức 9 tháng lên 441 ngàn tấn, bằng 81,8% cùng kỳ năm 2006; Ure 45 ngàn tấn, nâng mức 9 tháng lên 444 ngàn tấn, bằng 77,8% cùng kỳ năm 2006; SA: 60 ngàn tấn, nâng mức 9 tháng lên 668 ngàn tấn, bằng 123,2% cùng kỳ năm 2006; NPK: 20 ngàn tấn, nâng mức 9 tháng lên 171 ngàn tấn, bằng 181,7% cùng kỳ năm 2006.

Kiểm tra chứng nhận thủy sản xuất nhập khẩu:

Trong tháng 9/2007, ước thực hiện kiểm tra chứng nhận chất lượng trên cho 4.600 lô hàng thủy sản (khối lượng 70.000 tấn) xuất khẩu (chủ yếu vào các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản…). Thực hiện kiểm dịch nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản cho 22 lô hàng với khối lượng là 26084 kg và 3 triệu tôm chân trắng post-12.

7 - Quản lý xây dựng công trình.

Giá trị khối lượng tháng 9 ước thực hiện đạt 1.680 tỷ 013 triệu đồng nâng tổng số ước thực hiện 9 tháng 1.382 tỷ 184 triệu đồng phần vốn ngân sách (chưa kể vốn TPCP) đạt 65,03% kế hoạch. (Trong đó giá trị khối lượng thực hiện các dự án Thuỷ lợi 75,24 % kế hoạch, Nông nghiệp 41,23 % kế hoạch, Lâm nghiệp 74,02 % kế hoạch, Xây dựng cơ bản khác đạt 47,95 % kế hoạch.

8. Khai thác, sử dụng và bảo vệ công trình thuỷ lợi, công trình cấp, thoát nước nông thôn:

Theo dõi tình hình úng, hạn và xâm nhập mặn ở các địa phương, chỉ đạo các địa phương đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất.

Những ngày đầu tháng 9, do ảnh hưởng của không khí lạnh các tỉnh Bắc Trung bộ và Bắc bộ có mưa, lượng mưa từ 50-100mm, một số nơi có lượng mưa khá như Đoan Hùng 144mm, Bắc Giang 130mm, Cao Bằng 148mm, Cửa Ông 116mm, Hà Giang 110mm, Thái Nguyên 179mm, Tuyên Quang 118mm ...đã làm một số diện tích lúa và rau màu ngập úng tức thời: Bắc Cạn có 650 ha (gồm lúa và rau màu), Cao Bằng bị ngập 928 ha lúa; 148 ha ngô, hoa màu Các địa phương đã tập trung tiêu úng, tổ chức xử lý, khắc phục hư hại công trình.

9 - Quản lý đê điều, phòng chống lụt bão.

Công tác quản lý và tu bổ đê điều:

Tính đến ngày 20/9/2007, các tỉnh đã đắp đê đạt 1.533.763m3 /1.794.225m3 đạt 85,48% kế hoạch. Trong đó các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Ninh, Hà Nam, Hà Tây, Ninh Bình, Hà Tĩnh đã thực hiện xong 100% KH.

Tu sửa và làm mới cống: Đã hoàn thành 4 cống, 4 cống còn lại thực hiện sau 30/10/2007. Khoan phụt vữa gia cố đê: 2 tỉnh Ninh Bình và Hà Tây có kế hoạch khoan phụt vữa đã thực hiện hoàn thành 100% KH.

Công tác duy tu bảo dưỡng đê điều:

Đến ngày 20/9/2007 công tác duy tu bảo dưỡng đê điều thực hiện: Đất: 67.232 m3; Đá+gạch: 17.476 m3 ; Bê tông 3.331 m3; Tổ mối: 1.478 m3; Khoan phụt vữa: 46.449 mks.


Tin khác