Thông cáo báo chí: Hội thảo "TRIỂN VỌNG CÂY TRÔNG BIẾN ĐỔI GEN TẠI VIỆT NAM"

19/07/2011

Hội thảo quốc tế về “Triển vọng cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức sẽ cung cấp các thông tin khoa học về việc thương mại hóa cây trồng biến đổi gen với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quổc tế

 

 

Thông cáo báo chí
    

 
 
HỘI THẢO: TRIỂN VỌNG CÂY TRÔNG BIẾN ĐỔI GEN TẠI VIỆT NAM
Từ kinh nghiệm 15 năm chính thức thương mại hóa các sản phẩm biến đổi gen trên thế giới và khu vực
Cây trồng biến đổi gen đã xuất hiện trên thế giới trong suốt 15 năm qua và ngày càng được trồng rộng rãi, đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người nông dân. Kĩ thuật trồng cây biến đổi gen (BĐG) đã có những đóng góp tích cực nhất định giải quyết một số vấn đề toàn cầu như: an ninh lương thực, giảm đói nghèo, giảm tác động của biến đổi khí hậu.
Graham Brookes nhà kinh tế học người Anh, tác giả của cuốn sách “Cây trồng biến đổi Gen: tác động kinh tế và môi trường toàn cầu 1996-2008” xuất bản năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy 15 năm qua các cây trồng BĐG ngày càng được trồng rộng rãi, đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người nông dân và đã có những đóng góp tích cực cho việc giải quyết một số vấn đề toàn cầu như: an ninh lương thực, giảm đói nghèo, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Hiện nay, đã có hơn 29 quốc gia trên thế giới trồng cây biến đổi gen với 14 triệu nông hộ và 130 triệu ha đất. Riêng năm 2008, thu nhập tăng thêm từ việc cho phép sản xuất 4 loại cây trồng biến đổi gen (ngô, đậu tương, bông và Canola) là 9,37 tỷ đô la Mỹ. Tổng thu nhập tăng thêm cho người sản xuất từ việc thương mại hóa các cây trồng BĐG trên toàn cầu trong 15 năm qua là 64.7 tỷ đô. Nếu không áp dụng các cây trồng công nghệ sinh học ( 4 loại cây trồng kể trên) thi để đạt được sản lượng nông sản như năm 2009 thế giới sẽ phải sử dụng thêm khoảng 12.4 triệu ha đất canh tác. 
Nhờ sử dụng các cây trồng công nghệ sinh học (BĐG), thế giới đã cắt giảm khoảng 0.39 triệu tấn thuốc trừ sâu và giảm khoảng 17,1% các độc hại ra môi trường liên quan đến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ tính riêng năm 2009, nhờ sử dụng các cây trồng công nghệ sinh học, thế giới đã cắt giảm phát thải KNK tương đương 17,7 triệu tấn CO2, tương đương giảm lưu hành 7,8 triệu xe hơi chạy trên đường mỗi ngày và 28% tổng lượng xe hơi đăng ký tại Anh Quốc.
Chi phí trung bình để sản xuất cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới bằng khoảng 30% tổng lợi nhuận, trong đó con số này ở nhóm nước đang phát triển là 18% và nhóm nước phát triển là 39%. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như ở trên là do ở các nước đang phát triển hệ thống pháp luật liên quan đến quyền sở hữu công nghệ còn khá lỏng lẻo dẫn đến chi phí bản quyền và vi phạm bản quyền thấp.
Cũng trong hội thảo này TS. Leonardo Gonzales, nhà kinh tế nông nghiệp hàng đầu của Philippines chuyên phân tích về kinh nghiệm thương mại hóa cây ngô biến đổi gien của Philippines trong 9 năm qua đã cho biết tại Philippines ngô biến đổi gen đã được cấp phép sản xuất và sử dụng trong thực phẩm, thức ăn gia súc, và chế biến. T.S Gonzales cũng chia sẻ các kinh nghiệm của Philippines trong việc thiết lập hệ thống hành lang pháp lý để cấp phép, theo dõi và quản lý các loại cây trồng công nghệ sinh học, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, đa dạng sinh học, bản quyền công nghệ trong sử dung và thương mại hóa các cây trồng công nghệ sinh học.
Từ kinh nghiệm 9 năm cho phép sản xuất các cây trồng công nghệ sinh học, tiến sĩ Gonzales đã khuyến nghị:
-         Để tối đa hóa các lợi ích tiềm năng của các loại cây trồng công nghệ sinh học cần có một môi trường chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ đảm bảo an toàn sinh học. Trong quá trình thương mại hóa, cần liên tục đánh giá lợi ích và rủi ro từ việc sản xuất cây trồng công nghệ sinh học (BĐG)
-         Cần xây dựng hệ thống an toàn sinh học dựa trên kết quả của các mô hình trinh diễn và thử nghiệm trên thực tế
Kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Gonzales được dựa trên việc theo dõi và đánh giá các cây trồng công nghệ sinh học (BĐG) được thực hiện qua 6 vụ trồng và trên 9 tỉnh sản xuất ngô của Philippines với sự tham gia của 2500 nông hộ. Theo đánh giá của TS Gonzales thì cây ngô BĐG thể hiện ưu thế vượt trội cả về năng suât, hiệu quả, thu nhập thuần, khả năng cạnh tranh và hiệu quả đầu tư.
Hội thảo quốc tế về Triển vọng cây trồng biến đổi gen tại Việt NamTS. Leonardo Gonzales, nhà kinh tế nông nghiệp hàng đầu của Philippines chuyên phân tích kinh nghiệm thương mại hóa cây ngô biến đổi gien của Philippines trong 9 năm qua và TS. Lê Huy Hàm, Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam cùng nhiều nhà nghiên cứu, chính sách và các phóng viên truyền hình, báo chí trong nước do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức sẽ cung cấp các thông tin khoa học cụ thể hơn về việc thương mại hóa cây trồng biến đổi gen với sự tham gia của ông Graham Brookes – nhà kinh tế học, tác giả cuốn sách “Cây trồng biến đổi Gen: tác động kinh tế và môi trường toàn cầu 1996-2008” ;
Thời gian :        8h30 – 17h00, Thứ tư, ngày 20/07/2011
Địa điểm : Phòng Sentosa Hội trường Tầng 3, khách sạn Fortuna – số 6B – Láng Hạ - Hà Nội.
 Trung tâm Thông tin PTNNNT
 VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

 


Tin khác