Khủng hoảng toàn cầu ảnh hưởng kinh tế Việt Nam, thực trạng và giải pháp

05/10/2012

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu là căn dịch tài chính mà các quốc gia trên thế giới đều bị tác động. Việt Nam cũng không ngoài các quốc gia bị tác động về tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu hàng hóa, việc làm cho người lao động kể cả thu hút đầu tư…

Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến Việt Nam:
Những tháng cuối năm 2008 dịch bệnh xuất phát từ một đất nước kinh tế hùng mạnh như Mỹ, dịch lan nhanh, rất nguy hiểm, cứ thế là tràn ra khắp thế giới. Tác động bởi sự suy thoái toàn cầu, đã đảo lộn và ảnh hưởng đến các nước, rõ nhất vẫn là hệ thống tài chính, ngân hàng của mỗi nước. Tại Việt Nam, phần lớn hoạt động sản xuất phục vụ cho lĩnh vực xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó các thị trường lớn như : Mỹ, EU, Nhật là những thị trường truyền thống nhập khẩu hàng sản xuất từ Việt Nam đang bị khủng hoảng, do mức sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, đòi hỏi mọi người phải cắt giảm chi tiêu, thắt lưng buột bụng, mức độ mua hàng giảm, nhu cầu thanh toán yếu …Việt nam là một trong những nước ảnh hưởng nặng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu năm 2008  

STT
MẶT HÀNG
TIỀN (triệu USD)
1
Dầu thô
10450
2
Dệt may
9108
3
Da giầy
4697
4
Hải sản
4562
5
Lúa gạo
2902
6
Đồ gỗ
2779
7
Điện tử ,máy tính
2703
8
Cà phê
2022
9
Cao su
1597
10
Than đá
1444
11
Dây & cáp điện
1014
12
Khác
19622

 

Điều đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị sụt giảm, từ mức 8,48% năm 2007 xuống còn 6,23% năm 2008 và chỉ còn 5,32% năm 2009.( nguồn từ thông báo cục thống kê cuối tháng 12-2009
Từ tác động của khủng hoảng toàn cầu ảnh hưởng đến các thị trường Mỹ, EU, Nhật…chính sự khó khăn của thị trường, ảnh hưởng đến sản phẩm của Việt Nam, có thời điểm nông sản xuất khẩu giảm mạnh so với thời điểm giá cao nhất trong năm : Gạo đã giảm 58%, Cao su giảm 48%, Cà phê giảm 24%... cả những tháng đầu năm 2009 so với 2008 Tổng kim ngạch xuất khẩu Nông, Lâm ,Thủy sản… Việt Nam giảm 15%.
Sự tác động khủng hoảng Thế giới làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn một phần bị từ chối hợp đồng, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ngày càng nhiều. Phần thì chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế tăng trưởng tín dụng ngân hàng làm lãi suất cho vay cao vượt xa khả năng kinh doanh của doanh nghiệp (lãi suất đi vay không ngừng được nâng lên và lãi suất cho vay cũng tăng lên từ 14% năm (năm 2007) và đã tăng 20% và 24% năm ( năm 2010). Tuy rằng ngân hàng nhà nước đã đưa mức lãi trần nhưng đều không đạt kết quả do các ngân hàng thương mại không thực hiện triệt để. Nợ xấu ngân hàng ngày càng có xu hướng gia tăng. Từ những lý do trên các doanh nghiệp khó, lại càng khó hơn và số doanh nghiệp đã tự giác đóng cửa, tuyên bố phá sản tăng 21,8% so với năm 2010 và công nhân là những nạn nhân gánh hậu quả, thực tế là thất nghiệp ngày càng nhiều hơn. Doanh số bán lẻ và tiêu dùng dịch vụ năm 2011 chỉ tăng 4% mức tăng thấp nhất từ trước đến nay
Bên cạnh đó, công tác nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam cũng không tốt hơn các doanh nghiệp xuất khẩu. Tại sao? Người lao động thu nhập thấp hơn chi dùng, để giảm khó khăn cho sinh hoạt gia đình người dân phải cắt, giảm chi tiêu, thất nghiệp trong xã hội gia tăng, …làm cho những doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam ngần ngại trước cuộc sống mà mức thu nhập của người dân thấp hơn so với mức tiêu dùng hàng hóa, vậy giới hạn nhập khẩu hàng tiêu dùng của các doanh nghiệp nằm trong một số mặt hàng cần thiết mà các nhà nhập khẩu Việt Nam xác định giới hạn an toàn không bị lỗ, nhưng nhập mức độ cầm chừng hoặc co cụm, hạn chế phát triển và mở rộng.
Từ xuất khẩu cho đến nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đều giảm, gây khó khăn cho các doanh nghiệp làm dịch vụ, sản xuất các phụ liệu đi kèm, hỗ trợ cho xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng như: bao bì, đóng gói, vận chuyển… đều giảm, lượng hàng tồn kho tăng...
Trước tình hình khó khăn, Doanh nghiệp Việt nam làm gì?
Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Như ông cha ta đã nói, chính lúc này chúng ta nhìn lại mình và tìm cho mình một lối thoát.
* Lường trước sự khó khăn, hợp tác liên kết kinh doanh và tận dụng cơ hội khai thác thị trường mới trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu các doanh nghiệp đều cố gắng thắt lưng, buộc bụng, tiết kiệm, kết hợp với nhau vượt qua thời điểm khó khăn này, các doanh nghiệp thành lập câu lạc bộ, cùng có tiếng nói chung với đối tác quốc tế, tránh tranh mua, dành bán trong nước làm thiệt hại cho các doanh nghiệp, phải có kế hoạch, phải có chiến lược và hướng đi, cùng hợp tác, liên kết tạo thành sức mạnh trong lợi thế so sánh. Tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành nghề trong việc đa dạng hóa các hình thức liên kết. Thiết lập các quỹ hỗ trợ tài chính, quỹ nghiên cứu khoa học nhằm thực hiện các dự án nghiên cứu chung của các doanh nghiệp, tăng cường hợp tác thay vì cạnh tranh chia sẻ thị trường. Trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn có những cơ hội đến với chúng ta nếu chúng ta biết đón bắt nó lúc nào, và như thế nào, ngay trong lúc này các doanh nghiệp phải cùng nhau khai thác thế mạnh của mình trên các thị trường Mỹ, EU, Nhật,( trong cái rủi có cái may, cũng có những doanh nghiệp nước khác bị khủng hoảng, không có khả năng bước vào thị trường này nên nó cũng là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam), ngay lúc này các doanh nghiệp nhanh chân mở rộng, tìm kiếm thị trường mới như : Trung Đông, Ai Cập… Các mặt hàng chủ lực của chúng ta như gạo, chè, thủy sản, rau quả, may mặc…đang xâm nhập vào thị trường này nhưng vẫn còn rất yếu, các doanh nghiệp cần nắm bắt các thông tin, nhanh chóng, kịp thời giải quyết thông tin, đây là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp. Trong thời kỳ khủng hoảng này “Cái khó ló cái khôn” các doanh nghiệp phải tạo cơ hội cho mình, hợp tác, xác định làm ăn lâu dài, khẳng định tiềm năng, thương hiệu của mình trên thị trường, trên mảnh đất mới này. Không phải chúng ta chỉ dừng lại từ thị trường Ai Cập mà chúng ta phải vươn xa, vươn rộng trên mảnh đất kim cương này thông qua con đường Ai Cập. Đối với thị trường trong nước, trong những năm gần đây nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đang là thị trường giàu tiềm năng, còn bỏ ngõ. Vì vậy việc đầu tư công nghệ tham gia vào khâu chế biến, bảo quản và phân phối sau thu hoạch tại những vùng sản xuất trọng điểm của đất nước. Có lẽ đây cũng là thời cơ lớn để doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường nội địa, một thị trường được đánh giá thiếu tính ổn định nhiếu năm qua. Như vậy sau cơn khủng hoảng các doanh nghiệp vừa có thị trường truyền thống vừa mở rộng thị trường mới quốc tế.
* Nhà nước luôn theo dõi và đưa ra những định hướng hỗ trợ cho các Doanh nghiệp :
Đa dạng hóa các hình thức xuất khẩu, quan tâm hơn các kênh phân phối tại nước nhập khẩu, tổ chức hội chợ, quảng bá thương hiệu, quảng bá hình ảnh của các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn mở các văn phòng đại diện ở những thị trường lớn và tốt nhằm dễ nắm thông tin, xác định khách hàng và tìm kiếm khách hàng, theo dõi tình hình thị trường, giảm thiểu rủi ro cho nhà xuất khẩu, tiếp cận thị trường nhanh, khai thác các lợi thế mà các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu lợi thế cạnh tranh đó đến nước sở tại có lợi thế cạnh tranh hơn.
Thông qua các Lãnh sự quán các nước, Nhà nước tìm kiếm các đối tác tạo điều kiện để các Doanh nghiệp, dễ dàng tiếp xúc và xúc tiến đàm phán thương mại nhằm tìm thị trường mới trong lúc các Doanh nghiệp đang lúng túng trong việc xuất khẩu hàng hóa với thị trường truyền thống.
* Chính sách Nhà nước và Doanh nghiệp thắt lưng, buộc bụng, vượt khó
Những khó khăn mà khủng hoảng toàn cầu mang lại đã làm cho hoạt động xuất khẩu bị khó khăn, một số doanh nghiệp co cụm sản xuất hoặc đóng cửa ngừng hoạt động và công nhân mất việc vì Doanh nghiệp không có tiền trả lương, hàng bán chậm, vay ngân hàng đến hạn không đáo hạn được …để các Doanh nghiệp không bị đình đốn sản xuất, xuất khẩu, không bị vỡ hợp đồng do thiếu tài chính, Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ và tiếp tục cho vay. Bên cạnh đó Nhà nước áp dụng hàng loạt biện pháp quyết liệt nhằm kiềm chế lạm phát với chính sách tài khóa, giảm hạn mức cho vay đầu tư bất động sản và chứng khoán, hạn chế lưu thông tiền mặt, cho tạm hoãn, giãn tiến độ thi công một số công trình đầu tư xây dựng cơ bản kém hiệu quả, tập trung vốn cho các công trình mang lại hiệu quả kinh tế thấy được như: Nhà máy điện, Nhà máy lọc dầu…đồng thời hạn chế thất thu thuế, tích cực thu thuế , nợ tồn đọng
* Ngoài ra, Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ, linh hoạt, hiệu quả tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu, cũng như thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng nhằm tránh những hiện tượng tiêu cực đổ bể mang tính dây chuyền với thị trường trong nước và có giải pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời không để chúng xuất hiện, Nhà nước phải quản lý chặt việc giao dịch ngoại tệ trên thị trường tự do nhằm hạn chế sự đầu cơ ngoại tệ và gây sức ép tỷ giá, thông qua Ngân hàng Nhà nước tiến hành thực hiện nghiệp vụ bán ngoại tệ làm giảm và bình ổn tỷ giá trên thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhu cầu nhập các thiết bị,… hỗ trợ cho Doanh nghiệp mở rộng sản xuất và xuất khẩu, kích thích cho các doanh nghiệp trong nước cùng phát triển sản xuất, bình ổn cuộc sống. Nhà nước phải sử dụng công cụ quản lý vĩ mô nhằm điều chỉnh thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển nhanh, mạnh, chất lượng, phù hợp với thị hiếu thị trường trong thời kỳ khó khăn này, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường mở rộng thị trường và thúc đẩy kinh doanh xuất khẩu.
* Các Doanh nghiệp Việt Nam đừng bỏ qua sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước,
Ngay lúc này các doanh nghiệp phải tự cứu lấy mình, đừng trông chờ vào phép màu nhiệm nào cả mà chúng ta phải tự tin vào chính mình, vào chính sách chủ trương của Đảng, và Chính phủ. Chúng ta, còn một thị trường đang bỏ ngõ mà các Doanh nghiệp cứ chạy theo lợi nhuận xuất khẩu, bỏ quên thị trường nội địa đầy tiềm năng 86 triệu dân, được sự tư vấn của chính phủ kêu gọi “ Chúng ta là người Việt nam hảy dùng hàng Việt Nam” , sự khích lệ với tinh thần dân tộc, quả thật đánh đúng vào lòng tự trọng của người Việt Nam, người tiêu dùng sẵn sàng đón nhận sản phẩm của mình một cách tự hào, nhìn lại thời điểm đó ( 2008- 2010) sản phẩm Việt Nam tràn đầy các siêu thị , chợ từ nam chí bắc, thị trường nội địa rất dễ dãi và hiểu được thời kỳ khó khăn, mỗi người có trách nhiệm góp sức mình, dùng sản phẩm mình là yêu nước, người tiêu dùng hiểu được điều đó thì các doanh nghiệp phải có trách nhiệm đảm bảo tốt sản phẩm, tôn trọng người tiêu dùng. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong lúc khủng hoảng này đồng thời góp sức bình ổn kinh tế, không để những biểu hiện tiêu cực xảy ra trên thị trường.
* Thông thoáng môi trường đầu tư
Kêu gọi doanh nghiệp trong nước và doanh nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp và hoạt động phải tốt hơn các doanh nghiệp đầu tư trước đó, nhằm thu hút vốn đầu tư và nâng cao năng lực sản xuất mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và các sản phẩm sản xuất, bình ổn thị trường, hạn chế lạm phát. Muốn được như vậy ngay cả chính sách vĩ mô phải tạo thuận lợi cho nhà đầu tư bên cạnh đó chính sách địa phương cũng thông thoáng từ khâu thủ tục ban đầu, hệ thống cơ sở hạ tầng phải được đầu tư nâng cấp và sửa chữa cho hoàn thiện, địa phương phải tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trước khi kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực mà địa phương có thế mạnh, có chính sách hấp dẫn khuyến khích các nhà đầu tư vào. Không đem con bỏ chợ mà thật sự hỗ trợ các nhà đầu tư trong đó đôi bên cùng có lợi, mục đích lâu dài có sự giới thiệu nhau trên thị trường khi các nhà đầu tư có điều kiện và xét thấy thật sự có hiệu quả sau thời gian hoạt động (qua môi trường đầu tư của các doanh nhân nước ngoài trên địa bàn Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam cũng có được mặt trên thị trường nội địa, sẽ có những bài học tốt cho sản phẩm và cơ hội để nhìn lại sản phẩm mình trên thị trường của mình)
Sự khủng hoảng đã xảy ra trên thế giới với qui mô toàn cầu, nó đưa một số quốc gia đứng bên bờ vực phá sản như; Hi Lạp, Pakistan … làm cho bao nhiêu người phải thất nghiệp, bao nhiêu người không nhà, không cửa và ly tán… với Việt Nam tuy có bị ảnh hưởng nhưng chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ với vai trò của Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý đã kịp thời điều tiết, nắm vững con thuyền, lèo lái vược qua cơn nguy kịch (2008-2010), tuy rằng hôm nay nó vẫn còn ê ẩm cho nền kinh tế nhưng khẳng định một lần nữa, chúng ta đã vượt qua nạn dịch, đã dần ổn định, phát triển.
Nhìn lại vấn đề, chúng ta đã dự báo nhưng vẫn không có giải pháp giải quyết để sự khủng hoảng đó gây sâu rộng cho nền kinh tế, như vậy chứng tỏ sức đề kháng nền kinh tế chúng ta còn yếu chưa đủ sức để ngăn chặn. Thời gian đến chúng ta phải tăng cường kiểm tra quản lý các hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính nhằm ngăn chặn trước không nên để kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn,
Đây là một nạn dịch mà chưa có kháng sinh để trị, chính điều đó chúng ta phải phòng ngừa. Tuy rằng đất nước đã hội nhập nên chịu sự chi phối của khủng hoảng là đúng nhưng nếu chúng ta có năng lực, đánh giá được tình hình, biết phối hợp đồng bộ từ vĩ mô, vi mô, năng lực tài chính, nội lực trong dân, quan hệ quốc tế… tạo nên một sức mạnh chế ngự được khủng hoảng nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng nền kinh tế nước ta.
NCS. Trần Khắc Xin, ThS Trần Minh Cường
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH KV III
 

 


Tin khác