Tổng kết cơ chế hoạt động phát triển nông thôn chính đã được áp dụng tại Việt Nam và đề xuất nhân rộng, thể chế hoá

30/03/2009

Hiện nay, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương phát triển nông thôn và đang triển khai xây dựng hàng loạt mô hình phát triển nông thôn mới cũng như chiến lược phát triển nông thôn nhưng chưa có đề xuất thay đổi cơ chế. Kết quả nghiên cứu này sẽ rất hữu ích cho việc đề xuất nhân rộng, thể chế hoá để đưa vào các chính sách này và áp dụng tại các địa phương. BỐI CẢNH

Nhằm hỗ trợ công cuộc xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn vùng cao Việt Nam, Chính phủ Đan Mạch đã tài trợ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 5 tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Đắc Lắc và Đắc Nông dự án ”Hỗ trợ chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012. Mục tiêu phát triển của dự án là giảm đói nghèo ở vùng nông thôn, đặc biệt là giữa các dân tộc thiểu số, thông qua phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, đặt trọng tâm vào các khu vực miền núi. Mục tiêu ngắn hạn là "Phúc lợi của các hộ gia đình nông thôn miền núi tăng trưởng bền vững nhờ cải thiện công tác quản lý nguồn lực, hoạt động sản xuất và marketing trong nông nghiệp, chú trọng tới nông dân nghèo miền núi, đặc biệt là phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số”. Dự án gồm 2 hợp phần là Hợp phần Trung ương do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện và Hợp phần tỉnh do 5 tỉnh dự án thực hiện. Hợp phần Trung ương gồm 2 tiểu hợp phần. Tiểu hợp phần 1 “Xây dựng chính sách và chiến lược” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thực hiện và Tiểu hợp phần 2” Các phương pháp tiếp cận mới cho sinh kế vùng cao” do Vụ Khoa học, Công nghệ & Môi trường thực hiện.

Hiện nay, các nghiên cứu kinh tế chính sách cho NN và PTNT miền núi còn rất hạn chế, tản mạn và không theo chương trình dài hạn. Điều này hạn chế hiệu quả, tính khả thi của các đề xuất chính sách cho khu vực này. Chính vì vậy, dự án đã dành ngân sách riêng cho các nghiên cứu về chính sách và kinh tế xã hội cho khu vực và sẽ thành lập một Nhóm các cơ quan nghiên cứu tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện các nghiên cứu chính sách nông nghiệp nông thôn vùng cao của Tiểu hợp phần 1.

Khu vực nghiên cứu chính của dự án là nông thôn miền núi, nơi có rất nhiều các vấn đề về việc thực thi chính sách phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo. Hiện nay có khá nhiều mô hình phát triển nông thôn đã và đang được triển khai như các mô hình phát triển nông thôn khác của các Tổ chức quốc tế ( Ausaid, IFAD, GTZ, PI, SRD...). Tuy nhiên các cơ chế hoạt động PTNT chưa được tổng kết để nhân rộng và thể chế hóa đưa vào chính sách . Trong khi đó, các hoạt động PTNT như XD CSHT, phát triển dịch vụ, bảo vệ môi trường, sinh kế người dân…chịu tác động lớn của những cơ chế khác nhau.

Hiện nay, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương phát triển nông thôn và đang triển khai xây dựng hàng loạt mô hình phát triển nông thôn mới cũng như chiến lược phát triển nông thôn nhưng chưa có đề xuất thay đổi cơ chế. Kết quả nghiên cứu này sẽ rất hữu ích cho việc đề xuất nhân rộng, thể chế hoá để đưa vào các chính sách này và áp dụng tại các địa phương.

Do đó, trong khuôn khổ của dự án, đề tài ”Tổng kết cơ chế hoạt động phát triển nông thôn chính đã được áp dụng tại Việt Nam và đề xuất nhân rộng, thể chế hoá” sẽ nghiên cứu các cơ chế hoạt động phát triển nông thôn mới, qua đó rút ra kinh nghiệm chung cho các mô hình, nhằm đưa những cơ chế tốt và hiệu quả phục vụ nhân rộng và thể chế hoá thành chính sách.

NỘI DUNG

Tổng quan cơ chế hoạt động PTNT đã được triển khai ở một số dự án/CT khác nhau: nội dung, phạm vi áp dụng, ưu nhược điểm, cơ chế tổ chức triển khai, tiềm năng mở rộng ra các địa phương khác,

- So sánh hiệu quả một số cơ chế điển hình

- Đề xuất cơ chế hoạt động phát triển nông thôn hiệu quả phù hợp với từng vùng để nhân rộng và/hoặc thể chế hoá.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Tổng hợp, thu thập báo cáo tổng kết, đánh giá các cơ chế hoạt động phát triển nông thôn từ năm 1990 đến nay.

- Thăm quan, khảo sát thực địa tìm hiểu một số loại mô hình điển hình (nghiên cứu trường hợp điển hình).

- Phân tích tài liệu, đánh giá thực trạng tổ chức các mô hình thí điểm đang thực hiện.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2009

YÊU CẦU NHÓM NGHIÊN CỨU

- Tiến hành nghiên cứu theo đúng tiến độ của kế hoạch

- Thực hiện hoạt động nghiên cứu dưới sự giám sát của Ban quản trị nghiên cứu

- Đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu quy định

- Báo cáo và giao nộp sản phẩm đúng thời hạn


(IPSARD)

Tin khác