Tìm đường cho cá, tôm VN “bơi” vào thị trường EU

28/07/2010

AGROINFO - Báo cáo phân tích mới nhất về ngành hàng thủy sản của AGROINFO cho thấy: EU hiện vẫn là thị trường có nhu cầu nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Thế nhưng, tỉ trọng thủy sản Việt Nam (đặc biệt là mặt hàng tôm) xuất khẩu vào thị trường này còn ít so với một số nước có cùng hoạt động. Để tăng thị phần trên thị trường EU các DN xuất khẩu thủy sản VN cần quan tâm đến điều gì? Chuyên gia phân tích ngành hàng thủy sản của AGROINFO – Bà Phạm Kim Dung chia sẻ thông tin hữu ích qua bài phỏng vấn này của chúng tôi

P/v: Xin bà cho biết nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại thị trường châu Âu hiện này?

Theo số liệu công bố chính thức gần đây, thị trường tiêu dùng thủy sản EU đạt 10,7 triệu tấn và tiếp tục có xu hướng tăng lên. Trong đó, Pháp, Tây Ban Nha, Anh và Ý là những thị trường tiêu thụ chính, chiếm 70% tổng tiêu dùng thủy sản của toàn EU.

 

P/v Vậy nguồn cung thủy sản cho thị trường này thế nào thưa bà?

Nguồn cung thủy sản cho thị trường EU dựa trên hai nhân tố là nội cung và ngoại nhập. Trong đó, nguồn cung nội khối đang có xu hướng ngày càng giảm. Thống kê cho thấy, giai đoạn 2002 – 2008, sản lượng thủy sản của EU giảm 14,4%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do EU ban hành Chính sách nghề cá chung (Common Fisheries Policy – CFP), theo đó hoạt động đánh bắt của các nước thành viên EU chịu sự điều tiết của Tổng sản lượng đánh bắt cho phép (Total allowable catches – TAC) với sản lượng đánh bắt điều chỉnh giảm trong những năm tới.

P/v Đó là cơ hội cho các nước có hoạt động xuất khẩu thủy sản như Việt Nam tăng tỉ trọng của mình  tại thị trường EU?

Vâng, đó là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức bởi EU là một thị trường “khó tính” về chất lượng và giá cả. Do đó mặt hàng thủy sản của các nước xuất khẩu vào đây phải cạnh tranh nhau quyết liệt mới có được thị thần. Năm 2009, dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng tổng nhập khẩu thủy sản của EU vẫn ở mức rất cao, đạt 10,9 triệu tấn, tương đương giá trị 28,7 tỷ Euro. Trong đó, nhập khẩu mặt hàng tôm và tôm panđan chế biến của EU đạt khoảng 1,1 tỷ Euro, trong đó DCs chiếm 37,8% giá trị. Các nhà cung cấp DCs chính là Thái Lan (chiếm 12,3% giá trị), Morocco (9,2%), Indonesia (6,1%) và Việt Nam (4,2%).

 
"Cái tôm, cái tép" VN cần quan tâm tới ba yếu tố chính là môi trường, chất lượng, giá cả khi "bơi" vào thị trường EU (ảnh minh họa - nguồn Internet)

P/v Như vậy là trong các nhà cung cấp chính mặt hàng tôm và tôm panđan chế biến vào thị trường EU thì Việt Nam là nước có tỉ trọng thấp nhất?

 

Đúng vậy.

 

P/v Để DN thủy sản VN gia tăng tỉ trọng xuất khẩu vào thị trường EU, bà có khuyến cáo gì đến hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến của ngành thủy sản nước nhà ?

 

Người tiêu dùng EU, đặc biệt là người tiêu dùng Đức, Anh, Pháp đang bày tỏ mối quan tâm ngày càng lớn với các vấn đề môi trường và xã hội trong sản xuất thực phẩm nói chung, thủy sản nói riêng. Tại EU, 40% người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm từ 5 – 10% cho các sản phẩm thủy sản sản xuất theo hướng bền vững, 25% sẵn sàng trả hơn 10% - Đây là vấn đề mà ngành thủy sản nước nhà cần quan tâm.

 

Ngoài ra, người tiêu dùng EU có tính nhạy cảm về giá cao, đặc biệt là sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2009 và những bất ổn kinh tế tại EU năm 2010 càng làm sâu sắc thêm tính nhạy cảm về giá của người tiêu dùng. Do đó, việc giữ giá ổn định khi xuất khẩu thủy sản vào EU cũng là một yếu tố không thể xem nhẹ.

 

P/v Bà dự báo như thế nào về giá cả các mặt hàng thủy sản tại thị trường EU trong những tháng cuối năm 2010?

 

Theo phân tích của chúng tôi, hầu hết giá các sản phẩm thủy sản được tiêu thụ phổ biến tại EU sẽ tăng trong những tháng cuối năm 2010 do nguồn cung giảm và cầu giữ ổn định, bất chấp tình hình kinh tế khó khăn tại một số nước EU như Hy Lạp, Tây Ban Nha. Tuy nhiên, thủy sản là nhóm hàng có độ co giãn giá cao so với các mặt hàng thực phẩm khác và giá cả có sự chênh lệch giữa các thị trường, tùy theo chính sách trợ cấp của mỗi thành viên, nhưng nhìn chung các nỗ lực về chính sách đều hướng đến mục tiêu bình ổn giá nên giá thủy sản tại thị trường EU khó tăng đột biến và mức tăng sẽ có sự khác nhau giữa các thị trường.

 

P/v: Thêm một câu hỏi bên lề mong được bà vui lòng trả lời cho độc giả của chúng tôi: Theo báo chí phản ánh, hiện có rất nhiều báo cáo phân tích dự báo sai về giá các mặt hàng nông – lâm – thủy sản gây thiệt hại kinh tế cho người nông dân và các DN, bà nghĩ sao về điều này?

 

Tôi tin những vẫn mà báo chí phản ánh là có. Thực tế của công việc phân tích và dự báo thị trường chỉ ra rằng: Đây là một công việc khó, dủi do đưa ra dự báo sai về giá dễ sảy ra hơn nếu như chuyên gia phân tích không được cập nhật thường xuyên, đầy đủ các thông tin từ thị trường bằng những nguồn tin chính thống.

 AGROINFO là một đơn vị của Viện chính sách chiến lược và PTNNNT – Bộ Nông Nghiệp, do đó có những nguồn tin chính thống về các mặt hàng nông – lâm – thủy sản trong nước và thế giới. Báo cáo của AGROINFO trước khi được công bố phải trải qua nhiều vòng thẩm định của những chuyên gia giàu kinh nghiệm. Do vậy, tôi tin tưởng nó đáp ứng được kì vọng của các DN và bà con nông dân.

 

P/v Thay mặt những độc giả của chúng tôi đã được bà chìa sẻ thông tin, tôi giửi tới bà lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe !

 


Phạm Khánh

Tin khác