Hiệp hội XK Thủy sản Ấn Độ cho biết, những tháng gần đây, đồng EUR mất giá khoảng 30% so với đồng rupi khiến lợi nhuận của ngư dân Ấn Độ giảm. Trong khi đó, họ lại không thể quay lại thị trường nội địa do nhu cầu mực nang và mực ống tại thị trường này không cao.
Khủng hoảng nợ EU đang khiến các nhà XK Ấn Độ lao đao bởi thị trường này chiếm 30% XK thủy sản của Ấn Độ (2,1 tỉ USD) năm 2009.
Hiệp hội XK Thủy sản Ấn Độ cho biết, những tháng gần đây, đồng EUR mất giá khoảng 30% so với đồng rupi khiến lợi nhuận của ngư dân Ấn Độ giảm. Trong khi đó, họ lại không thể quay lại thị trường nội địa do nhu cầu mực nang và mực ống tại thị trường này không cao. XK mực nang và mực ống sang EU trong năm 2009 - 10 chiếm khoảng 70% (163.666 tấn) tổng thủy sản XK, trị giá 527,7 triệu EUR.
Ngoài ra, EU cũng đề nghị kiểm tra dư lượng kháng sinh bắt buộc đối với tất cả các sản phẩm thủy sản nuôi XK của Ấn Độ (hiện đang áp dụng đối với 20% các sản phẩm thủy sản nuôi). Điều này sẽ gây ách tắc cho việc XK một số lô hàng của Ấn Độ.
Làm cho tình hình tồi tệ hơn, EU thường tăng mức dư lượng được chấp nhận tối đa và theo đó các cơ quan thanh tra Ấn Độ sẽ phải thay đổi các tiêu chuẩn của mình.
Chỉ có 153 trong số 550 nhà máy chế biến thủy sản tại Ấn Độ được EU phê duyệt. Sự kiểm soát nghiêm ngặt của Cơ quan Phát triển XK Thủy sản Ấn Độ (MPEDA) cùng với các tiêu chuẩn chặt chẽ của ngành thủy sản sẽ đảm bảo các sản phẩm có chất lượng cao, tránh tình trạng các lô hàng bị từ chối.
Trong khi đó, các cơ quan chức năng của Mỹ vẫn thực hiện thuế chống bán phá giá đối với tôm Ấn Độ. XK tôm sang Mỹ giảm một nửa từ 66.000 tấn trong năm tài khóa 2006 xuống còn 33.000 tấn năm 2010. Ngành tôm Ấn Độ hy vọng rằng, Tòa án Thương mại quốc tế (Mỹ) sẽ thay đổi mức thuế này.
Mục tiêu XK hải sản năm 2011 của Ấn Độ là 2,5 tỉ USD. Mặc dù ảnh hưởng bởi khủng hoảng nợ EU nhưng mục tiêu này có thể thực hiện được nếu các nhà XK chuyển hướng sang các thị trường mới như Ôxtrâylia và Mỹ Latinh. Hiện Đông Nam Á, Tây Á, Trung Quốc và Nhật Bản đang là những thị trường chính của Ấn Độ. (Fis)
VASEP