Xuất khẩu nông sản 2011: Những việc phải thay đổi

07/03/2011

Theo báo cáo của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu 2010 đạt 71,6 tỷ USD Mỹ, tăng 25,5% so với năm 2009 và 17% so với kế hoạch (60 tỷ USD Mỹ), gấp 3 lần chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Trong 2 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 12,3 tỷ USD Mỹ, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm trước, gấp 4 lần chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua (10%).

Xuất khẩu nông sản có đóng góp lớn vào kết quả ngoạn mục đó. Báo cáo của Bộ Công thương cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp 2010 ước đạt 19,15 tỷ USD Mỹ, tăng 22,6% so với năm 2009, vượt 77,3% so với mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ 10 đề ra (10,8 tỷ USD). Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính (thủy sản, đồ gỗ, gạo, cao su, café, điều) ước đạt 16 tỷ USD mỹ, tăng 24,22% so với năm 2009 (thủy sản 4,94 tỷ; lâm sản và đồ gỗ 3,63 tỷ; gạo 3,1 tỷ; cao su 2,2 tỷ; café 1,5 tỷ, đều vượt mốc 1 tỷ).
Theo các chuyên gia ngành kinh tế, mặc dù gặp nhiều khó khăn (rào cản kỹ thuật của một số thị trường và thiên tai) nhưng trong năm 2010, ngành nông nghiệp đã giành thắng lợi kép (sản xuất được mùa và thương trường được giá). Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lwongj và giá trị (6,7 triệu tấn và 3,1 tỷ USD Mỹ). Cao su là mạt hàng có sức tăng mạnh nhất, năm 2009 xuất 731.000 tấn được 1,2 tỷ USD thì năm 2010 xuất 750.000 tấn nhưng đạt giá trị tới 2,2 tỷ USD… có được điều đó là do sản xuất nông nghiệp theo quy mô hàng hóa ngày càng mở rộng, hàm lượng khoa học trong nông nghiệp ngày càng tăng, chất lượng nông sản ngày càng cao và giá trị gia tăng từ nông sản ngày càng lớn, hệ thống hạ tầng cho nông nghiệp ngày càng hoàn thiện…
Tuy nhiên, nhìn thẳng vào thực tế thấy, để phát huy tối đa lợi thế của nông nghiệp Việt Nam, Nhà nước cần tăng đầu tư cho những sản phẩm được xác định là sản phẩm chủ lực (từ quy hoạch vùng sản xuất, kỹ thuật công nghệ cao trong nuôi trồng, chế biến đến đào tọa nhân lực, thông tin thị trường…), có chính sách phù hợp hỗ trợ tích tụ đất đai, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các ngành phụ trợ cho nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, thức ăn chăn nuôi, thú y, cơ khí…), xây dựng và quảng bá thương hiệu, mua tạm trữ… Nhà nông, doanh nghiệp và nhà khoa học cần xác định rõ sự hài hòa lợi ích trong mối liên kết. Chỉ có như vậy, chúng ta mới nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp và mới có thể trở thàng cường quốc nông nghiệp.
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn
Nguồn: Báo Kinh tế nông thôn – số 10 ngày 07.03.2011

 


Tin khác