Cơ hội mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ!

05/07/2010

AGROINFO - Từ những thực tiễn đã được đề cập ở các bài viết trước, có thể thấy việc ban hành các nghị định 56 hay 61 lần này chứng tỏ một nhận thức mới của Chính phủ và các cấp ngành về vai trò hiện nay của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNNVV).

Trong khi DNNVV ở nhiều nước kể cả những nước đang phát triển và phát triển, đóng góp GDP của khu vực này lên đến trên 60% trong tổng GDP quốc gia thì khu vực DNNVV của Việt Nam, hiện đã lên đến 500.000 DN lại chỉ đóng góp tỷ lệ khiêm tốn 40% GDP. Vì vậy, không củng cố khu vực DNNVV này khó có thể tạo ra những cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế. Và chỉ có hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các DN VVN mới có thể tạo ra sự cân bằng trong nền kinh tế đang chỉ dựa vào các tổng công ty Nhà nước hay các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn tư bản quốc tế (xu thế độc quyền).

Với Nghị định này, lần đâu tiên Việt Nam sẽ có một chương mục tiêu hướng đến cực giàu, với nhiều mục tiêu an sinh xã hội.

Chi tiết hóa các loại hình doanh nghiệp để có các giải pháp cụ thể hơn. Việc mở rộng các lĩnh vực được ưu đãi cộng với việc phân ra các địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn để có các chính sách ưu đãi đã mở rộng được đối tượng hưởng lợi. Trong điều kiện hiện nay ở các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn các đói tượng sẽ được hưởng lợi trước hết sẽ là các công ty TNHH nông lâm nghiệp, một thành viên vừa chuyển đổi, cổ phần hóa từ các nông lâm trường sang. Có khoảng gần 1500 các công ty sẽ phải được cổ phần hóa. Hiện nay đã làm được: 314/342 nông trường, 353/355 lâm trường.

Diện tích đất mà các công ty nông lâm trường hiện nay nắm giữ và phải thuê đất lâu dài của nhà nước (công ty phải nộp cả tiền sử dụng đất và tiền thuê đất) lên đến trên 2,0 triệu ha. Đa số các công ty nông lâm nghiệp hiện nay đã làm xong thủ tục cổ phần hóa, chuyển đổi cơ chế nhưng đã không nhận giấy chứng nhận đất đai (sổ đỏ) vì chưa có tiền nộp tiền đất. Với Nghị định 61 họ có thể giải quyết cơ bản vấn đề này.

Việc mở rộng đối tượng hưởng lợi về chính sách ưu đãi lần này là cơ hội cho các nhà đầu tư vào NNNT. Tuy nhiên, để các chính sách quy định trong nghị định 61 khả thi thì trong các thông tư, văn bản hướng dẫn sau này cần phải quy định cụ thể các dòng ngân sách, các cấp thẩm quyền quyết định và thủ tục xác nhận ưu đãi. Tất cả những vấn đề trên cần được quy định một cách chi tiết, cụ thể và phù hợp.

Ngoài ra, để có thể phát triển hài hòa, các địa phương, kể cả các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn cũng cần xác định lại danh mục các lĩnh vực ưu đãi mà ở địa phương mình có lợi thế so sánh, tránh hô hào đầu tư bằng mọi giá, đầu tư bất chấp hậu quả về sau ra sao.

IPSARD


Tin khác