Lạm dụng phân bón: Lợi bất cập hại

01/09/2011

Bên cạnh phân đơn chất thì phân NPK được nông dân sử dụng ngày càng nhiều nhờ vào tính tiện dụng và hiệu quả khi sử dụng hợp lý.

Phân NPK có rất nhiều loại, có thể sử dụng trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau. Đặc biệt, phân NPK đã được nhiều nhà sản xuất đa dạng hóa với nhiềusản phẩm khác nhau, được bổ sung thêm trung vi lượng để giúp nhà nông sản xuất hiệu quả.
Trong số đó phải kể đến nhà sản xuất phân bón mang thương hiệu Đầu Trâu, đi đầu trong việc đưa trung vi lượng (TE) vào phân bón NPK cao cấp giúp nhà nông sử dụng hiệu quả. Như sản phẩm Đầu Trâu TE+Agrotain đã cùng nông dân xã Bình Chánh, Châu Phú, An Giang thành công trong mô hình lúa GlobalGAP trên lúa jasmine năm 2010. Rồi phân bón chuyên dùng cho từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng cũng có thể sử dụng cho sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.
Sản xuất theo GAP đòi hỏi sử dụng phân bón đúng liều lượng.
 
Trong dòng sản phẩm này bà con cũng có thể an tâm sử dụng sản phẩm Đầu Trâu TE+Agrotain lúa 1 và Đầu Trâu TE+Agrotain lúa 2 hiện đang được sử dụng trong mô hình VietGAP của Cục Trồng trọt ở Đông Nam Bộ và ĐBSCL lên đến 1.950ha trong vụ hè thu này.
Nhìn chung, phân bón NPK nào cũng có thể sử dụng trong các mô hình sản xuất theo GAP. Nhưng khi chọn lựa, bà con nông dân nên cân nhắc, chọn sản phẩm của những đơn vị sản xuất đã thành công trong việc hướng dẫn nông dân trong các mô hình GAP thì hiệu quả hơn, đỡ tốn công hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng phân bón qua lá cũng được quan tâm khi sử dụng phân bón cho quy trình canh tác theo GAP. Đây là loại phân phun trực tiếp cho cây, cây sử dụng ngay để tạo ra các cơ quan nên cũng được cho phép sử dụng. Nhưng phân bón qua lá, ngoài thành phần đa lượng thì đa phần là kích thích tố và vi lượng, mà nếu như trong quá trình sử dụng không khéo thì các vi lượng này lại trở thành kim loại nặng gây hại cho sức khỏe.
Chẳng hạn như đối với cây trồng thì kẽm là vi lượng rất quan trọng, nhưng khi sử dụng nhiều và cách ly không an toàn thì trở thành kim loại nặng không tốt cho sản phẩm thu hoạch. Chính vì thế mà theo quy định sản xuất rau, quả theo VietGAP, hàm lượng kẽm trong đất không được vượt 200mg/kg đất khô.
Vì vậy, khi chọn lựa phân bón qua lá sử dụng cho các quy trình sản xuất theo GAP, nhà nông cần quan tâm các thành phần ghi trên nhãn mác phải rõ ràng, các sản phẩm được nhà nước khuyến khích và đặc biệt là phải có thời gian cách ly để sản phẩm làm ra được an toàn, phù hợp với các tiêu chuẩn mà những quy định trong VietGAP hay GlobalGAP đưa ra.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/56150p34c121/lam-dung-phan-bon-loi-bat-cap-hai.htm


Tin khác