Việc làm đất theo kiểu như vậy đã làm cho canh tác lúa ngày càng khó khăn hơn, năng suất lúa vụ hè thu không tăng.
Thực tế, ở ĐBSCL trong những năm gần đây, diện tích sản xuất 3 vụ lúa trong năm ngày càng tăng với xu hướng gia tăng sản xuất vụ thu đông. Từ vụ hè thu sang thu đông có thời gian giãn cách ngắn (một số nơi chỉ có 5 - 7 ngày) do chịu ảnh hưởng của thời gian bắt đầu và đỉnh cao lũ hàng năm ở một số vùng.
|
Cày ải làm tăng độ phì của đất. |
Nếu xuống giống trễ hơn sẽ thu hoạch sớm hoặc không thu hoạch được vì lũ dâng cao. Quan trọng hơn nữa, cày trong điều kiện ngập nước từ vụ hè thu sang thu đông sẽ phá vỡ kết cấu đất làm mất độ tơi xốp, khó giữ nước và dinh dưỡng, hoạt động của vi sinh vật kém và các hoạt động canh tác khác như xuống giống, bón phân sẽ gặp nhiều bất lợi.
Thứ hai, cày giúp đất tơi xốp hơn, cần biết rằng độ xốp đất (độ xốp là tỷ lệ % các khe hở trong đất so với thể tích chung của đất) rất có ý nghĩa trong trồng trọt, vì độ phì của đất phụ thuộc vào độ xốp của đất. Nếu đất tơi xốp thì rễ lúa phát triển dễ dàng, khả năng thấm nước của đất cũng thuận lợi và nhanh chóng. Khi đó, chế độ nước và không khí trong đất được điều hòa, và chế độ cung cấp thức ăn cho cây lúa cũng được điều hòa tốt hơn.
Thứ ba, cày ải làm thoáng khí giúp các vi sinh vật trong đất hoạt động được tốt hơn.
Tuy nhiên, cày ải cần kết hợp với những biện pháp tổng hợp khác thì hiệu quả mới tăng cao.
1. Đối với vùng đất phèn, cày làm cho hiện tượng oxy hóa xảy ra nhanh hơn, thông qua các mạch mao dễ dẫn đến hiện tượng xì phèn. Do vậy cần kết hợp với việc rửa phèn và giữ nước ở ngang tầng sinh phèn để khống chế hiện tượng này.
2. Cần kết hợp với việc san bằng mặt ruộng, đánh rãnh thoát nước để thuận tiện cho việc chăm sạ, chăm sóc, bón phân.
3. Cần có thời gian phơi đất phù hợp, phơi càng lâu hiệu quả của việc cày ải càng gia tăng.
4. Không nên đốt rơm rạ, mà nên cày vùi vào trong đất. Rơm rạ sẽ là nguồn hữu cơ giúp các hoạt động của vi sinh vật được tốt và làm cho đất tơi xốp.
5. Kết hợp cày ải với việc vệ sinh đồng ruộng, bờ bao, cắt đứt nguồn thức ăn của một số sinh vật hại, hạn chế sự lây lan và phát triển qua vụ sau.
AGROINFO - Theo Báo Nông thôn ngày nay