GS Võ Tòng Xuân “kêu” đừng để nông dân “tự bơi”

01/06/2011

GS.TS Võ Tòng Xuân, nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp đề xuất với Chính phủ cần sớm có chính sách “Nông nghiệp thời WTO”, nhằm có mức đầu tư đúng và phù hợp với giai đoạn hiện nay, chứ không thể để nông dân “tự bơi”.

Báo cáo “Phân tích hệ quả can thiệp chính sách với các tác nhân trong chuỗi xuất khẩu gạo và tôm tại Việt Nam” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương năm 2011 đã đưa ra nhận định, “giá gạo và thời điểm xuất khẩu gạo thực sự có vấn đề”. Qua khảo sát ở An Giang, tỉnh có sản lượng lớn ở vựa lúa xuất khẩu đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mỗi khi Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) ngừng xuất khẩu là nông dân bị thua lỗ, lúa xuống giá.
Chính phủ cần sớm có chính sách “Nông nghiệp thời WTO”, nhằm có mức đầu tư đúng và phù hợp với giai đoạn hiện nay.
 
Nhiều năm qua, VFA chiếm vị trí chủ đạo trong hoạt động xuất khẩu gạo đã gây nên nhiều tranh cãi. VFA hầu như chỉ chú trọng tới chỉ tiêu xuất khẩu Chính phủ giao và quan tâm lợi ích của các doanh nghiệp thành viên. Theo tính toán của các chuyên gia, trong cả chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ lúa gạo, nông dân đảm trách 50% công việc, những người buôn bán chỉ làm 10% công việc nhưng lại hưởng tới 70% giá trị gia tăng. Nông dân không có quyền mặc cả trên thị trường; quan hệ giữa doanh nghiệp với nông dân đang diễn ra thiếu công bằng.

Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam: “Bà con nông dân mình thì ruộng đất manh mún, quy mô đồng ruộng bây giờ tính bình quân khoảng ba ngàn đến năm ngàn mét vuông cho một nông hộ, thì rất khó có thu nhập cao được. Xuất khẩu nhiều nhưng đời sống nông dân không được cải thiện”.

GS.TS Võ Tòng Xuân, nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp đề xuất với Chính phủ cần sớm có chính sách “Nông nghiệp thời WTO”, nhằm có mức đầu tư đúng và phù hợp với giai đoạn hiện nay, chứ không thể để nông dân “tự bơi”. " Nông dân phải tham gia vào cụm liên kết và được đào tạo kỹ năng sản xuất theo các quy trình cần thiết; được đầu tư để có đủ năng lực sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường khó tính, bán được hàng hóa có giá trị kinh tế cao" - ông đề xuất.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Bee.net.vn

Tin khác