Việt Nam với an ninh lương thực thế giới

17/03/2011

Phỏng vấn ông Robert S.Zeigler – TGĐ Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) IRRI là cái “nôi” sản sinh ra các giống lúa ngắn ngày, cho năng suất cao, được trồng phổ biến trên khắp Thế giới. Tuy nhiên, IRRI không chỉ sản xuất ra các giống lúa mà còn đào tạo ra các nhà khoa học chuyên ngành lúa gạo nổi tiếng trên khắp Thế giới.

Ông Robert S.Zeigler
Xin ông giới thiệu những đóng góp của IRRI cho ngành lúa gạo Thế giới?
Ba đóng góp nổi bật nhất của IRRI cho ngành lúa gạo Thế giới là: Tất cả các giống lúa đang trồng trên Thế giới đều có nguồn gốc từ IRRI. Thứ hai, IRRI đã đóng góp rất nhiều trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp Thế giới. Cụ thể, IRRi đã đào tạo hàng chục ngàn nhà khoa học chuyên về lúa gạo với các khóa đào tạo chính quy và các khóa ngăng hạn tại IRRI. Thứ ba, những phương pháp canh tác, loại trừ sâu bệnh, quản lý đất đai và những biện pháp canh tác lúa thân thiện hiện nay đều có nguồn gốc từ IRRI.
Ông đánh giá thế nào về tình hình xuất khẩu gạo và vấn đề an ninh lương thực của Thế giới hiện nay?
Đầu những năm 2000, Quỹ lương thực Thế giới khá dồi dào, nhưng sau đó cạn dần. Đến đầu năm 2008 thì hầu như bằng không. Từ đó đến nay người ta thấy rằng việc dự trữ lương thực là rất quan trọng, do vậy đã bắt đầu tăng dần lượng gạo dự trữ. Quỹ dự trữ lương thực của Thế giới hiện đã được 30% an toàn trong một năm, nếu có những diễn biến bất thường xảy ra thì chúng ta còn đủ lương thực cho 120 ngày (4 tháng).
Nhưng thời gian gần đây, giá gạo bắt đầu tăng trở lại, cao hơn tới 70% so với mức giá cao nhất năm 2008. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm.
Đối với Việt Nam, các bạn là nước xuất khẩu gọa lớn thư hai trên Thế giới. Bởi vậy, nếu Việt Nam và các cường quốc xuất khẩu gạo ngừng bán gạo trên thị trường quốc tế sẽ tăng lên rất nhanh. Do vậy, tôi mong Việt Nam tiếp tục xuất khẩu gạo, nếu không sẽ gây ra những vấn đề về an ninh lương thực, thậm chí có thể dẫn tới khủng hoảng chính trị cho những nước nhập khẩu gạo lớn trên Thế giới.
Ngành nông nghiệp Thế giới đang chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). IRRI có giải pháp gì để giúp nông dân có những giống lúa tốt, chống chịu được với BĐKH?
IRRI có sự chuẩn bị rất sớm cho người nông dân phương pháp sản xuất và các giống lúa mới thích ứng vơi BĐKH. IRRI đã làm ra rất nhiều giống lúa mới và đang đưa vào sản xuất, ví dụ những giống lúa chông hạn, ngập lut, mặn… Đó là những giống lúa mà hiện nay khu vựa ĐBSCL và ĐBSH của Việt Nam đang rất cần trong điều kiện có biến đổi về thời tiết. Trong điều kiện bình thường thì các giống lúa đó có năng suất cao, và có tất cả những phẩm chất như đặc tính của giống lúa mẹ, nhưng khi gặp hạn hoặc ngập úng thì nó có thể chống chịu được những áp lực đó và vẫn cho năng suất cao. Ví dụ, IRRI có những giống lúa chịu ngập từ 2 – 3 tuần nhưng vẫn cho năng suất cao từ 7 – 8 tấn/ha. Các giống lúa này đang ở giai đoạn nhân giống và chuẩn bị đưa ra các vùng sản xuất nông nghiệp.
IRRI cũng đã xây dựng ngân hàng giống, với rất nhiều loại giống và IRRI đang tìm hiểu những cơ chế căn bản về khoa học của gen nằm trong những giống lúa đó. Từ những hiểu biết đó, IRRI sẽ sử dụng nó trong việc lai tạo giống lúa thích ứng với điều kiện BĐKH. Thứ hai, IRRI cũng có những biện pháp về kỹ thuật đẻ đối ứng với điều kiện BĐKH, như những biện pháp tưới tiết kiệm nước để giảm lượng nước sử dụng, sẽ giúp nông dân ứng phó với điều kiện không đủ nước tưới.
Với Việt Nam, ông có lời khuyên nào dành cho người nông dân và nhà quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp?
Tôi nghĩ Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc sản xuất lương thực, ít nhất là trong 1 – 2 thế hệ sắp tới và tôi tin tưởng Việt Nam sẽ đảm đương được vai trò quan trọng này.
Tuy nhiên, tôi hết sức quan tâm và hết sức lo ngại trước thực trạng nông dân Việt Nam có khuynh hướng dùng quá nhiều các loại thuốc bảo vệ thực vật, quá nhiều phân bón. Điều này không những sẽ gây ô nhiêm môi trường mà còn phá hủy đất đai, môi trường sản xuất và như vậy sâu bệnh sẽ ngày càng tăng. Nếu điều đó xảy ra sẽ khiến vai trò “cường quốc” xuất khẩu gạo của Việt Nam không còn giữ mãi được, như vậy sẽ gây thiệt hại cho Việt Nam và đồng thời gây ảnh hưởng cho Thế giới. Đây là điều mà tôi hết sức quan tâm.
Chính vì vậy, chúng tôi đang nghiên cứu để tìm ra những biện pháp nhằm khuyến nghị cho Việt Nam và các nước trên Thế giới giảm lượng thuốc trừ sâu không cần thiết để giữ được môi trường, bằng không sẽ nguy hại đến tính bền vững của sản xuất lúa.
AGROINFO – Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam (số 64 ngày 17.03.2011)

 


Tin khác