Ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có vai trò rất to lớn trong cuộc sống của chúng ta. Nó không những cung cấp nguồn thực phẩm (thịt, trứng sữa...) trong bữa ăn hàng ngày mà còn tạo ra nguồn hàng lớn cung ứng cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong ngành sản xuất thủy sản với một tương lai đầy hứa hẹn. Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất lớn thứ ba trong ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và là một nước trong mười nước xuất khẩu hải sản hàng đầu. Tính đến tháng 6/2011 nước ta có khoảng 1,1 triệu ha nuôi trồng, trong đó có 400.000ha nước mặn tăng 7,5% so với năm 2010. Năm 2010, giá trị kim ngạch xuất khẩu hải sản đạt mức 4.94 tỉ đồng, tăng 16.3 % so với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên, để ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triểm bền vững, vừa qua cục chăn nuôi tại các tỉnh phía Nam đã tổ chức hội thảo ILDEX Việt Nam năm 2012 nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất để đưa ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản Việt Nam phát triển bền vững và ổn định hơn trong tương lai.
Bà Lan Đa, Đại diện Cục chăn nuôi Thái Lan cho biết: “Việt Nam là một trong những Quốc gia có tiềm lực rất lớn về ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Đất nước các ban không những có đường biển dài, khí hậu thuận lợi,… mà con người các bạn cũng là những người chăn nuôi sản xuất giỏi. Nếu ngành chăn nuôi của các bạn có một hướng đi đúng đắn thì những tiềm lực của các bạn sẽ phát huy được hết công suất của nó và tương lai của ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của Việt Nam sẽ thu được những kết quả to lớn hơn”. Cũng theo bà Lan Đa thì nếu ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của Việt Nam muốn phát triển bền vững và ổn định thì chúng ta phải nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách làm theo kiểu an toàn sinh học như các nước trong khu vực và trên thế giới để tăng sức cạnh tranh, Bên cạnh đó các bạn phải nuôi trồng theo kiểu tập trung và đầu tư vào những con chủ lực như các tra, ba sa,… để đẩy mạnh xuất khẩu.
Theo ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn Nuôi (Bộ NN-PTNT), thì để ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển bền vững lâu dài chúng ta cần phải tập trung vào những vấn đề sau: Thứ nhất là chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi trong tiêu dùng, tập trung chăn nuôi theo quy mô lớn. Thứ hai, chúng ta phải tập trung đẩy mạnh sản xuất theo kiểu sản xuất hàng hóa đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu.Thứ ba, tăng cường phòng chống, kiểm soát dịch bệnh và ô nhiểm môi trường. Thứ tư, định hướng phát triển thế mạnh các vùng, các vật nuôi có thế mạnh phù hợp với vùng, miền. Và cuối cùng là chúng ta phải thường xuyên tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, học tập, học hỏi những nước có ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tiên tiến. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải tiếp tục đầu tư về cơ sở hạ tầng cũng như thiết bị máy móc cũng như con người để ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của nước ta có thể sánh ngang với các nước đang đứng ở tốp đầu như hiện nay, ông Giao nhấn mạnh.
Theo Báo Kinh tế nông thôn
Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/6/28827.html